NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Chị Nguyễn Thị Ngọc - người tiên phong sản xuất hoa cẩm chướng ở vùng đất khó Păng Tiêng I, xã Lát In trang
31/12/2019 08:53 SA

Thời gian qua, trên địa bàn huyện Lạc Dương xuất hiện nhiều tấm gương điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi. Bằng sự nhạy bén, sáng tạo, nhiều phụ nữ đã đưa cuộc sống gia đình ngày càng ổn định, phát triển đi lên. Chị Nguyễn Thị Ngọc ở thôn Păng Tiêng I, xã Lát được biết đến là một tấm gương sáng cho những hội viên khác noi theo trong việc phát triển kinh tế gia đình, vươn lên làm giàu chính đáng trên vùng đất khó.

Chúng tôi đến thăm gia đình chị Nguyễn Thị Ngọc vào một buổi sáng cuối năm. Nhanh tay cắt nốt những bông cẩm chướng để kịp giao cho công ty Hasfarm, chị tâm sự: chị sinh ra và lớn lên ở vùng quê quan họ Bắc Ninh, năm 1983, chị xây dựng gia đình cùng anh Nguyễn Văn Lâm người cùng thôn. Hai vợ chồng trẻ khởi nghiệp với 2 bàn tay trắng, đứng trước sự đeo bám của cái đói, cái nghèo, chị đã trăn trở rất nhiều làm sao vượt qua được khó khăn để vươn lên làm giàu chính đáng trên chính mảnh đất quê hương của mình. Nhưng dù có cố gắng đến mấy thì cuộc sống gia đình vẫn cứ chìm trong khó khăn. Với mong muốn có một cuộc sống ổn định hơn, đầu năm 1990, gia đình chị đã vào mảnh đất Păng Tiêng - xã Lát để “sinh cơ lập nghiệp”. Những tưởng vào vùng đất mới cuộc sống sẽ đỡ vất vả hơn, nhưng thời gian đầu còn “lạ nước, lạ cái”, cuộc sống của gia đình vô cùng khó khăn, vất vả. Hàng ngày vợ chồng tôi phải đi làm thuê, cuốc mướn để có tiền nuôi các con ăn học.

Từ sự khó khăn này đã thôi thúc chị quyết tâm mạnh dạn đầu tư sản xuất cà phê, tích cực tăng gia sản xuất trồng rau màu chuyên canh, chăn nuôi heo. Nhờ áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi nên cuộc sống gia đình dần dần khá lên. Khi cuộc sống khá lên, chồng chị lại tham gia công tác xã hội nên mọi công việc lớn nhỏ trong gia đình đều một tay chị lo toan. Nhưng niềm vui chẳng được “tày gang”, cà phê ngày càng mất giá, có khi rớt giá xuống chỉ còn mấy ngàn đồng/kg cà phê tươi, không đủ tiền đầu tư nói chi đến trang trải cuộc sống. Phải làm gì? làm như thế nào? để đưa gia đình thoát cảnh khó khăn, là câu hỏi lúc nào cũng đặt ra trong đầu chị.

Đầu năm 2018, nhận thấy nhiều hộ ở thôn Đạ Nghịt chuyển đổi cà phê sang trồng hoa cẩm chướng hiệu quả, vậy là chị bàn với chồng mạnh dạn phá bỏ 5 sào cà phê, vay mượn 1 tỷ đồng chuyển sang đầu tư trồng hoa cẩm chướng, ký hợp đồng với Công ty TNHH Đà Lạt Hasfarm để cung cấp sản phẩm.

Chị Nguyễn Thị Ngọc ở thôn Păng Tiêng I, xã Lát
Chị Nguyễn Thị Ngọc ở thôn Păng Tiêng I, xã Lát

Lúc đầu mới chuyển đổi, chị Ngọc rất lo lắng bởi vùng đất Păng Tiêng I, đất đai không được màu mỡ, khí hậu lại khá nóng sẽ khó để cho hoa cẩm chướng phát triển. Nhưng với ý chí muốn vươn lên làm giàu, được sự hỗ trợ kỹ thuật chăm sóc, cây giống và đảm bảo đầu ra của Công ty Đà Lạt Hasfarm nên chị đã quyết tâm đầu tư và đã đạt được kết quả ngoài mong đợi. Cũng như nhiều hộ trồng hoa khác, ban đầu, chị gặp không ít khó khăn vì để đạt được yêu cầu đặt ra cho sản phẩm hoa xuất khẩu, chị phải nỗ lực rất lớn. Tinh thần vươn lên thoát nghèo thôi thúc chị Ngọc không ngừng học hỏi, cần cù, thức khuya dậy sớm với ruộng vườn, tham gia nhiều lớp học tập, chuyển giao kỹ thuật, tìm hiểu thông tin qua sách vở.

Chị Ngọc cho biết: ngoài các thiết bị đo nhiệt độ, độ ẩm, chị còn đầu tư song song 2 hệ thống tưới phun sương và nhỏ giọt, điều khiển chung trong một hệ thống. Hệ thống tưới phun sương ở trên, hệ thống tưới nhỏ giọt ở dưới và tùy vào thời tiết, độ ẩm mà canh thời gian tưới 1 ngày, 2 ngày hoặc thậm chí cả tuần tưới một lần, đồng thời sử dụng hệ thống tưới nào cho phù hợp. Khi độ ẩm nhiều thì tưới nhỏ giọt đưa nước vào tận gốc cây mà không làm ướt lá nếu không cây rất dễ bị nấm bệnh. Khi thời tiết nóng thì sử dụng hệ thống tưới phun sương phía trên để làm mát cây. Ngoài ra, trước khi bơm thuốc cho cây phải sử dụng hệ thống tưới phun sương để rửa trôi hết thuốc cũ giúp cho thuốc mới bơm có hiệu quả hơn. Toàn bộ phân bón được cung cấp qua hệ thống tưới nhỏ giọt.

Vườn hoa cẩm chướng của gia đình chị Ngọc với 12 màu sắc rực rỡ, đủ tiêu chuẩn chất lượng, màu sắc, độ dài của cây, số nụ trên một cành, độ lớn của bông. Sau 5 tháng xuống giống, vụ hoa cẩm chướng đầu tiên, gia đình chị thu được gần 1 tỷ đồng, hoàn trả được nguồn vốn vay. Thành quả ban đầu khích lệ chị tiếp tục chăm sóc vườn hoa đạt cả về năng suất lẫn chất lượng. Đến nay, vườn hoa cẩm chướng của gia đình chị đã cho thu hoạch lứa thứ 3, nhưng với mức độ đầu tư, chăm sóc như thế này, gia đình chị có thể thu đước lứa thứ 4.

Hoa được tuyển cẩn thận ngay tại nhà trước khi giao cho Công ty Đà Lạt Hasfarm
Hoa được tuyển cẩn thận ngay tại nhà trước khi giao cho Công ty Đà Lạt Hasfarm

Trồng hoa công nghệ cao mang lại hiệu quả hơn hẳn trồng rau, hoa ngoài trời. Với hoa cẩm chướng, bên cạnh áp dụng công nghệ cao, thì việc siêng năng, chịu khó chăm sóc, quan sát hằng ngày là rất quan trọng giúp nông dân phát hiện cây bị sâu bệnh xử lý và biết cây cần gì để đáp ứng kịp thời. Hiện nay, ngoài gia định chị Nguyễn Thị Ngọc, trên địa bàn thôn Păng Tiêng I, xã Lát đã có gần 10 hộ đầu tư trồng hoa trong nhà kính với diện tích 4,5 ha. Mặc dù giao thông đi lại vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng hàng ngày từ thôn Păng Tiêng I vẫn đều đều những chuyến xe chở hoa với nhiều màu sắc ra tận Đà Lạt giao cho Công ty Hasfarm. Đây chính là tín hiệu đổi thay của vùng đất khó.

Chị Nguyễn Thị Ngọc là tấm gương điển hình về tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất, biết vươn lên làm giàu chính đáng. Những thành quả đạt được hôm nay của chị thật đáng trân trọng. Chị đã góp phần tô thắm thêm hình ảnh đẹp của người phụ nữ vùng dân tộc thiểu số Păng Tiêng I, xứng đáng là tấm gương sáng để chị em phụ nữ học tập và noi theo.

P.Phương

Nguồn: lacduong.lamdong.gov.vn

Lượt xem: 719
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 005897614
  •  Đang online: 274
  •  Trong tuần: 42.313
  •  Trong tháng: 213.745
  •  Trong năm: 2.501.527