NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Phát triển sâm Ngọc Linh theo hướng bền vững In trang
25/05/2022 08:42 SA

Với độ cao từ 1.500 m trở lên, các vùng sinh thái thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương có tiềm năng rất lớn để đầu tư nghiên cứu, phát triển cây sâm Ngọc Linh theo hướng bền vững và hình thành một ngành hàng giá trị kinh tế cao trên địa bàn.

Sâm Ngọc Linh trồng thành công tại huyện Lạc Dương với kết quả thu hoạch đáng kể ban đầu
Sâm Ngọc Linh trồng thành công tại huyện Lạc Dương với kết quả thu hoạch đáng kể ban đầu

XÁC ĐỊNH CÁC VÙNG SINH THÁI PHÙ HỢP CHO CÂY SÂM NGỌC LINH

Theo ghi nhận các tài liệu khoa học trong nước và quốc tế, sâm Ngọc Linh được gọi là sâm Việt Nam hiện đang phân bố trên vùng sinh thái dưới các tán rừng nguyên sinh xung quanh đỉnh núi Ngọc Linh, thuộc địa phận của 3 huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam), Đắk Glei và Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum). Các vùng sinh thái của cây sâm Ngọc Linh ở đây với độ cao từ 1.500 m trở lên so với mặt biển, còn giữ kết cấu rừng tự nhiên và có độ che phủ rừng từ 70% trở lên, giàu mùn, đủ ẩm… tương đồng ở các khu vực sinh thái thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương của tỉnh Lâm Đồng.

Năm 2019, đề tài “Nghiên cứu khả năng ra hoa, tạo hạt của cây sâm Ngọc Linh invitro tại Đà Lạt” của Ban Quản lý Khu Công nghệ sinh học và nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đà Lạt đã được nghiệm thu. Theo đó, đề tài đã xác định các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm đất, độ ẩm không khí, cường độ ánh sáng cùng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho cây sâm Ngọc Linh sinh trưởng trong giai đoạn vườn ươm và vườn trồng. Đề tài còn xây dựng các quy trình trồng và chăm sóc cây sâm Ngọc Linh invitro trong nhà kính, trên giá thể; xử lý và ươm gieo hạt giống. Kết quả bước đầu thu được hạt sâm Ngọc Linh invitro có khả năng nảy mầm trong điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại Đà Lạt.

Cũng trong năm 2019, Sở Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng đã chủ trì phối hợp cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, Sở Y tế Lâm Đồng và Công ty Cổ phần Sâm Việt VGC tổ chức hội thảo quốc tế Phát triển sâm Việt Nam công nghệ cao lần thứ I tại Lâm Đồng với sự tham gia gần 140 người gồm lãnh đạo Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các chuyên gia đến từ Đại học Quốc gia Seoul - Hàn Quốc, Hiệp hội Nhân sâm Hàn Quốc; lãnh đạo các tỉnh Kon Tum và Quảng Nam; lãnh đạo các sở, ngành, địa phương của tỉnh Lâm Đồng; đại diện các viện nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp và các nhà khoa học trong các lĩnh vực y dược, sinh học, hóa học trong và ngoài tỉnh Lâm Đồng.

Từ năm 2021 đến nay, Trung tâm Ứng dụng Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng triển khai đề tài cấp cơ sở “Nghiên cứu khả năng nhân giống cây sâm Ngọc Linh invitro bằng phương pháp giâm hom gốc trong điều kiện nhà kính tại Đà Lạt” với mục tiêu nhân giống cây sâm Ngọc Linh invitro bằng kỹ thuật giâm hom gốc, đảm bảo đặc điểm di truyền của cây mẹ, chất lượng cây con đồng đều, nhằm đánh giá tỉ lệ sống, khả năng sinh trưởng, phát triển và hàm lượng hoạt chất góp phần bảo tồn nguồn gen loại cây dược liệu quý hiếm và có giá trị kinh tế cao này.

PHÁT TRIỂN 100 HA CÂY SÂM NGỌC LINH

Tuy nhiên, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng nhận định “Sản xuất sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng mới chỉ thực hiện ở quy mô đề tài, dự án nghiên cứu. Trong khi điều kiện sinh thái môi trường mới, hệ thống nhà kính chưa tự động hóa hoàn toàn, sự biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, dẫn đến tỉ lệ sống của cây sâm Ngọc Linh chưa cao, số lượng cây ra hoa và cho hạt chưa nhiều, khả năng nảy mầm trong điều kiện tại Đà Lạt thấp…”.

Thực tế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng hiện vẫn chưa có quy trình gieo ươm giống, canh tác cây sâm Ngọc Linh, nên việc chuyển giao khoa học kỹ thuật để nhân rộng sản xuất còn gặp nhiều vướng mắc. Đáng nói vẫn chưa có các doanh nghiệp, hợp tác xã tổ chức liên kết sản xuất gắn với sơ chế, chế biến sâm Ngọc Linh theo chuỗi giá trị gia tăng.

Để phát triển sâm Ngọc Linh bền vững, giá trị cao, tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng sinh thái thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương, nhiệm vụ đặt ra đối với các sở, ngành chức năng trong tỉnh Lâm Đồng cần rà soát các vùng có khả năng trồng sâm Ngọc Linh, làm cơ sở thí điểm trồng sâm Ngọc Linh dưới tán rừng đặc dụng kết hợp với bảo vệ rừng bền vững.

Bên cạnh đó, tiếp tục khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ nuôi cấy mô, xây dựng các cơ sở, vườn ươm nhân giống sâm Ngọc Linh. Đặc biệt, hỗ trợ một phần chi phí cho các nhà đầu tư liên kết với hộ gia đình, cá nhân, nhóm hộ, cộng đồng dân cư tham gia trồng sâm Ngọc Linh trên các vùng sinh thái phù hợp của thành phố Đà Lạt và huyện Lạc Dương.

Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm nêu trên, toàn tỉnh Lâm Đồng hy vọng đạt mục tiêu phát triển cây sâm Ngọc Linh 100 ha vào năm 2030 và 200 ha vào năm 2045, đồng thời, xây dựng Trung tâm Nhân giống phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn huyện Lạc Dương.

VĂN VIỆT

Nguồn: baolamdong.vn

Lượt xem: 1.329
Liên quan
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006435299
  •  Đang online: 130
  •  Trong tuần: 6.156
  •  Trong tháng: 115.212
  •  Trong năm: 115.212