NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Huyện Lạc Dương chú trọng bảo tồn các lễ hội truyền thống của người dân tộc bản địa In trang
28/03/2020 10:45 SA

Huyện Lạc Dương hiện có 69,7% đồng bào dân tộc thiểu số gốc tây nguyên, với 3 nhánh chính K’Ho-Cil, K’Ho-Lạch, K’Ho-Srê. Đồng bào dân tộc ở đây giàu truyền thống văn hóa; vì vậy, việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên nói chung và các nghi lễ, lễ hội truyền thống của dân tộc bản địa nói riêng luôn được cấp ủy, chính quyền huyện Lạc Dương quan tâm để phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Biểu diễn và giới thiệu văn hóa cồng chiêng đến với khách du lịch
Biểu diễn và giới thiệu văn hóa cồng chiêng đến với khách du lịch

Trong văn hóa truyền thống của người dân tộc bản địa huyện Lạc Dương, trước khi có sự du nhập của các tôn giáo vào địa phương đã từng tồn tại nhiều nghi lễ từ trong gia đình, dòng họ, trở thành lễ hội của cả cộng đồng, gắn với đời sống sản xuất và sinh hoạt của đồng bào như: cúng phát rẫy, cúng gieo lúa, cùng mừng lúa nảy mầm, lễ rửa cổ trâu, lễ cầu lúa trổ bông, lễ gắn bù nhìn, lễ mừng lúa về nhà, lễ cho lúa vào kho, lễ mừng cơm mới, lễ báo hiếu cha mẹ, lễ cưới hỏi, lễ mừng năm mới… tất cả các lễ hội diễn ra trong năm đều không thể thiếu tiếng cồng, tiếng chiêng. Ở đó, cồng chiêng được coi là linh hồn của buổi lễ, là phương tiện giao tiếp giữa con người và thần linh. Kể từ sau năm 1975 với sự xuất hiện nhiều của các tôn giáo, các nghi lễ cổ truyền của đồng bào dân tộc bản địa ở Lạc Dương đã không còn được người dân duy trì, mà thay vào đó là nghi lễ của các tôn giáo. Môi trường, không gian biểu diễn tấu chiêng, việc diễn tấu chiêng không còn phù hợp với bản chất, quy định truyền thống nữa. Tuy nhiên, việc diễn tấu chiêng vẫn theo một nghi thức xưa đó là: từng giai điệu chiêng được sử dụng trong một cảnh cụ thể để diễn đạt tâm tư, tình cảm, ước vọng của con người trong đời sống xã hội.

Cùng với tiềm năng, thế mạnh về điều kiện tự nhiên, các nghi lễ, lễ hội thể hiện bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc bản địa huyện Lạc Dương giờ đây đã và đang được khôi phục, bảo tồn và phát huy gía trị phục vụ phát triển kinh tế xã hội, nhất là du lịch góp phần quan trọng nâng cao đời sống vật chất và tinh thân cho nhân dân. Trong đó, các nghi lễ, điệu cồng chiêng, múa xoang…của đồng bào dân tộc K’Ho được sưu tầm, giữ gìn dể phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước. Hiện nay, trên địa bàn thị trấn có 11 điểm sinh hoạt văn hóa cồng chiêng của hộ gia đình và 04 khu du lịch. Các nhóm thường xuyên tổ chức phục dựng, trình diễn loại hình văn hóa đặc trưng này để phục vụ khách du lịch đến tìm hiểu, mỗi năm thu hút 500 nghìn lượt khách đến giao lưu tạo doanh thu khoảng 30 tỷ đồng. Đặc biệt năm 2017, huyện Lạc Dương đã phối hợp với Sở VHTT&DL và UBND thành phố Đà Lạt xây dựng, tổ chức Mùa hội cỏ hồng. Và kể từ năm 2018 trở đi huyện Lạc Dương đã chủ trì  tổ chức lễ hội văn hóa - du lịch này. Đây là lễ hội có thời gian tổ chức khá dài nên đã khai thác hiệu quả các yếu tố đặc trưng về văn hóa và cảnh quan thiên nhiên của địa phương để phát triển du lịch, dịch vụ. Đặc biệt, trong khuôn khổ mùa hội cỏ hồng lần thứ III năm 2019 được tổ chức vào tháng 11 vừa qua, huyện Lạc Dương đã phối hợp với Sở VHTT&DL phục dựng thành công một nghi lễ quan trọng trong hoạt động lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc K’Ho trên địa bàn đó là nghi lễ cưới truyền thống của người K’Ho - Cil; qua đó, giới thiệu những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc K’Ho, góp phần bảo tồn và phát huy những nét đặc sắc về văn hóa của đồng bào dân tộc bản địa.

Một số giá trị văn hóa tiêu biểu mang đậm bản sắc tộc ban địa vẫn còn được duy trì cho đến nay, dù không còn đầy đủ, phong phú như vốn sinh ra đã có. Nhiều di sản văn hóa vẫn còn được lưu giữ phát huy như: cồng chiêng và các loại nhạc cụ dân tộc, các lễ hội như: lễ cúng hạ chiêng, lễ báo hiếu cha mẹ, lễ cúng phát rẫy, lễ mừng năm mới...; các trò chơi và môn thể thao truyền thống như đua ngựa không yên, bắn nỏ, đẩy gậy...; nghề thủ công như: đan lát, dệt thổ cẩm, làm rượu cần. Giá trị văn hóa dân tộc vừa là tài sản của tộc người, đồng thời là tài sản của quốc gia, việc bảo tồn và phát huy là nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách. Nhưng làm sao để bảo tồn được những giá trị văn hóa đó? Theo UBND huyện Lạc Dương thì: Cần thường xuyên chú trọng xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị sự nghiệp văn hóa công lập trở thành lực lượng then chốt trong việc nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân. Bên cạnh đó, Hướng phong trào văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao về cơ sở, quan tâm vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn trên địa bàn. Nhất là sử dụng một cách hợp lý tài nguyên văn hóa đặc trưng của người dân tộc bản địa để phục vụ hỗ trợ phát triển du lịch, dịch vụ nhằm góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa, tạo thu nhập, giải quyết việc làm cho một bộ phần nhân dân; qua đó nâng cao mức hưởng thụ văn hóa của đồng bào.

Có thể thấy, cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, các lễ hội truyền thống của các dân tộc bản địa huyện Lạc Dương cũng chịu sự tác động của nhiều yếu tố, trong đó một số bản sắc có nguy cơ mai một dần. Việc quan tâm xây dựng, phục dựng và tổ chức được 02 lễ hội vừa qua tại địa phương hứa hẹn sẽ tạo hiệu quả tích cức để góp phần bảo tồn, phát huy hiệu quả di sản văn hóa cho địa phương. 

Phạm Phương

Lượt xem: 2.357
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 005906642
  •  Đang online: 296
  •  Trong tuần: 51.341
  •  Trong tháng: 222.773
  •  Trong năm: 2.510.555