NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Đầu tư chế biến sâu cà phê, gia tăng lợi nhuận In trang
08/01/2020 01:47 CH

Ngoài việc đẩy mạnh “trẻ hóa” vườn cà phê nhằm nâng cao chất lượng thì việc mạnh tay đầu tư vào phát triển chế biến sâu đang được người trồng và doanh nghiệp kinh doanh thực hiện. Đây là hướng đi tất yếu giúp người làm cà phê giảm rủi ro đến mức thấp nhất cũng như tăng lợi nhuận, nâng giá trị và tạo sức cạnh tranh cho cây cà phê Lâm Đồng.

Nhiều tổ chức, doanh nghiệp và nông dân ở Lâm Đồng đã đầu tư công nghệ, trang bị máy móc để thực hiện chế biến sâu cà phê. Ảnh: H.S
Nhiều tổ chức, doanh nghiệp và nông dân ở Lâm Đồng đã đầu tư công nghệ, trang bị máy móc để thực hiện chế biến sâu cà phê. Ảnh: H.S

Nâng “chất” nhờ chế biến

Tại Hội chợ nông sản sạch 3 nước Đông Dương được tổ chức tại Đà Lạt, trong số hơn 250 gian hàng trưng bày, giới thiệu một số sản phẩm nông sản sạch tiêu biểu, chúng tôi thật sự ấn tượng bởi số lượng rất lớn các gian hàng cà phê đến từ khắp các huyện, thành phố trong tỉnh. Điều đó cho thấy, nhiều tổ chức, doanh nghiệp và nông dân ở Lâm Đồng đã đầu tư công nghệ, trang bị máy móc để thực hiện chế biến sâu cà phê, từ đó nâng cao giá trị cho nông sản.

Những năm trước, vào mùa thu hoạch, các thành viên của Hợp tác xã (HTX) Trường Sơn (xã Xuân Trường, TP Đà Lạt) chỉ có một kênh tiêu thụ duy nhất, đó là bán cà phê tươi cho thương lái. Vì vậy, họ luôn phải hứng chịu những thiệt thòi khi bị ép giá hoặc nông sản làm ra không được tiêu thụ ổn định.

Đến khoảng giữa năm 2017, HTX này mới kết nối được một số doanh nghiệp để giải quyết đầu ra cho cà phê. Ông Nguyễn Song Vũ, Giám đốc mảng cà phê HTX Trường Sơn - Cầu Đất cho biết: Nhận thấy các doanh nghiệp chế biến cần cà phê chất lượng và HTX đã đáp ứng được. Vì vậy, năm 2018, HTX quyết định đầu tư hệ thống máy sơ chế trị giá 800 triệu đồng mua cũ từ một doanh nghiệp phá sản, tham gia chế biến sâu cà phê.

Theo ông Vũ, với giá cà phê như hiện nay, nếu nông dân bán quả tươi cho thương lái với giá chỉ hơn 7.000 - 8.000 đồng/kg nên nắm chắc phần thua lỗ. Nhưng nếu được đầu tư chế biến sâu thì mỗi kg cà phê nhân tại vùng Cầu Đất ít ra cũng được các công ty thu mua với giá trên dưới 80.000 đồng/kg. Hoặc nếu liên kết sản xuất với HTX, doanh nghiệp chế biến thì mỗi kg cà phê tươi nông dân cũng sẽ được thu mua cao hơn thị trường từ 4.000 - 5.000 đồng/kg.

Hiện, với khoảng 120 ha cà phê Arabica, mỗi năm HTX Trường Sơn thực hiện sơ chế, chế biến và xuất trên 200 tấn nhân cho các doanh nghiệp ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

Ông Nguyễn Trọng Bình, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Trường (TP Đà Lạt) cho biết: Địa phương có khoảng 1.300 ha cà phê với năng suất bình quân gần 18 tấn/ha. Hiện, xã có 2 HTX đầu tư hệ thống máy sơ chế, rang xay và hoạt động ổn định. Một số HTX còn lại cũng đang đầu tư hệ thống máy móc, xây dựng nhà xưởng, kho bãi để đi vào thực hiện chế biến sâu cà phê Cầu Đất.

Theo ông Bình, nếu sơ chế thì 6 kg cà phê tươi sẽ được 1 kg nhân và có thể bán được 100.000 đồng/kg nhân. Do đó, nếu người dân và doanh nghiệp chú trọng đầu tư, phát triển chế biến sâu thì lợi nhuận từ cây cà phê Cầu Đất thu về mới tương xứng với chất lượng và lượng hàng xuất đi.

Cũng tại hội chợ, chúng tôi rất ấn tượng với câu chuyện làm cà phê chất lượng cao của chàng trai Trần Văn Thân (28 tuổi) tại xã Ðạ K’Nàng, huyện Ðam Rông. Cũng với quy trình sản xuất cà phê theo cách truyền thống, nhưng được nâng tầm trong quá trình chế biến từ hái lựa quả chín 100%, phơi tự nhiên trên sàn đến công đoạn rang xay… nhờ đó giá thành mỗi kg cà phê thương phẩm được nâng lên đến hơn 150.000 đ/kg. Cùng với đó, Thân cũng từng bước xác lập thương hiệu cà phê sạch “Samarita Coffee” ngày càng vững chắc cho riêng mình.

Theo Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật, hiện toàn tỉnh có diện tích cây cà phê khoảng 174.000 ha. Những năm qua, người canh tác cà phê gặp khó khăn khi giá giảm và gia tăng dịch bệnh, sâu hại. Để phát triển ổn định, tỉnh khuyến cáo nông dân chuyển sang quy trình sản xuất sạch và tham gia các chuỗi liên kết. Ngành nông nghiệp cũng vận động các tổ chức nông dân, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư hệ thống sơ chế để đi đến sự phát triển bền vững.

“Chìa khóa” nâng cao giá trị cà phê

Thời gian gần đây, hàng trăm nông dân trồng cà phê ở các xã Đưng K’Nớ, Đạ Sar, xã Lát của huyện Lạc Dương đã được các doanh nghiệp kinh doanh cà phê chủ động tìm đến, bắt tay liên kết sản xuất, phát triển chế biến sâu cà phê.

Theo ông Hoàng Xuân Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Lạc Dương, địa phương có trên 4.200 ha cà phê Arabica. Với phương châm “Mỗi xã một nhà rang xay cà phê”, huyện đã thực hiện nhiều biện pháp trong kết nối doanh nghiệp, mời doanh nghiệp xây dựng hệ thống sơ chế tại các xã trọng điểm về cà phê, qua đó giúp nông dân phát triển ổn định với cây cà phê.

Tại những địa phương này, các doanh nghiệp như Công ty Married Beans, Công ty A.COM và Công ty OLAM đã đầu tư hệ thống rang xay và nông dân đứng ra sản xuất, cung cấp nguồn nguyên liệu.

Ông Hồ Phạm Minh Duy - Giám đốc Công ty Married Beans chia sẻ: Trong quá trình làm việc với người nông dân, chúng tôi thường nghe nông dân phản ánh chuyện thương lái ép giá, hay giá thu mua chưa tương xứng với chất lượng cà phê. Do đó, họ rất mong muốn có doanh nghiệp về xây dựng liên kết cũng như đầu tư hệ thống sơ chế, bao tiêu sản phẩm thì người trồng cà phê mới có cơ hội thoát tình cảnh trên.

Theo anh Duy, khi nông dân chọn liên kết sản xuất cà phê với các công ty thì người nông dân phải sản xuất theo quy trình, đảm bảo chất lượng. Tuy có khó hơn so với cách làm cũ nhưng đổi lại, cà phê làm ra được công ty mua hết, mua với giá cao hơn, cộng thêm ưu đãi hấp dẫn khác.

Theo đánh giá của Sở Công thương, tính đến hết năm 2019 cà phê vẫn là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong mặt hàng nông sản với tổng sản lượng đạt gần 130.000 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 209 triệu USD. Hiện nay, 80% cà phê của Lâm Đồng được các tập đoàn như OLAM, Louis Dryfus, Nestle thu mua, 20% được chế biến và xuất khẩu trực tiếp bởi các công ty khác. Thị trường xuất khẩu mặt hàng cà phê đa dạng với các nước khu vực Đông Á, Liên minh châu Âu và Mỹ.

Mặc dù giá cà phê thế giới giảm mạnh liên tục trong nhiều năm qua, nhưng kim ngạch xuất khẩu cà phê Lâm Đồng không giảm do doanh nghiệp ngành tăng chế biến sâu, mở thị trường mới tiêu thụ cà phê chế biến, để cà phê xứng tầm là mặt hàng chất lượng cao.

HOÀNG SA

Nguồn: baolamdong.vn

 

Lượt xem: 1.128
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 005900422
  •  Đang online: 258
  •  Trong tuần: 45.121
  •  Trong tháng: 216.553
  •  Trong năm: 2.504.335