NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Phát triển nông nghiệp ở Lạc Dương: Sức sống mới từ các mô hình liên kết In trang
13/12/2019 08:15 SA

Thay vì để đồng bào tự sản xuất, tự tiêu thụ… mấy năm gần đây, huyện Lạc Dương (tỉnh Lâm Đồng) đã chủ động triển khai chuyển đổi cơ cấu cây trồng, liên kết sản xuất. Kết quả bước đầu từ những mô hình liên kết đang cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.

Hiệu quả từ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Từ thành phố Đà Lạt, sau khoảng 30 phút xe chạy, chúng tôi đã có mặt ở trung tâm huyện Lạc Dương. Đứng ngay cửa UBND huyện, thấy xa xa những đồi cà phê nối tiếp, gần hơn là vô số nhà kính san sát, xen giữa những thảm cúc quỳ vàng rực. Với lợi thế ở độ cao 1.500 mét so với mực nước biển, khí hậu, đất đai Lạc Dương đặc biệt thích hợp cho nhiều loại cây trồng.

Sản xuất nông nghiệp trong nhà kính ở Lạc Dương cho thu nhập bình quân 225 triệu đồng/héc-ta/năm
Sản xuất nông nghiệp trong nhà kính ở Lạc Dương cho thu nhập bình quân 225 triệu đồng/héc-ta/năm

“Để nông nghiệp đạt hiệu quả cao nhất, Lạc Dương chủ trương phát triển cây trồng lợi thế, chứ không sản xuất các loại cây trồng đại trà. Hiện, giá trị sản xuất bình quân 1 héc-ta của Lạc Dương khoảng 300 triệu đồng/năm (cao gấp 3 lần bình quân chung cả nước). Trong đó, rất nhiều chủ vườn là đồng bào người dân tộc Cờ Ho” - Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương, ông Sử Thanh Hoài phấn khởi cho hay.

Được biết, con số trên là kết quả của việc tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được Lạc Dương thực hiện trong mấy năm gần đây. Theo đó, đến nay Lạc Dương đã có 738 héc-ta sản xuất nông nghiệp trong nhà kính cho thu nhập bình quân 225 triệu đồng/héc-ta/năm. Trong đó, trồng rau trong nhà kính đạt 500 - 800 triệu đồng/héc-ta/năm; trồng hoa đạt 800 - 1.000 triệu đồng/héc-ta/năm (có diện tích trồng hoa ly ly lên tới 2 tỷ đồng/héc-ta/năm); góp phần đưa thu nhập của người dân tăng từ 12 triệu đồng/người/năm 2010 lên 38 triệu đồng/người/năm 2019.

Gần đây, Lạc Dương cũng đã được phê duyệt 4 khu, 1 vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, trong đó có Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Lâm Đồng tại xã Đạ Sar được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có quy mô 221,32 héc-ta. Các khu, vùng sản xuất này hiện đang thu hút hơn 28 doanh nghiệp, 10 hợp tác xã, 2 trang trại đầu tư sản xuất công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, 25 tổ hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Với nguồn vốn đầu tư lớn và quy trình sản xuất bài bản, không ít công ty đã khai thác hiệu quả lợi thế đất đai và tự tin mở rộng quy mô sản xuất. Tiêu biểu như các công ty: Rừng hoa Bạch Cúc, Đà Lạt GAP, Trang trại Trường Phúc đang sản xuất và cung cấp ra thị trường một lượng lớn rau sạch thủy canh; Công ty Kbil Vina, Hoa Thắng Thịnh, Nông trại SamGong, Hokkaido chuyên trồng dâu tây chất lượng cao; Công ty Florama, Jan’s, Minh Thọ Organic thành công với sản xuất nông nghiệp hữu cơ…

Khi chính quyền cùng vào cuộc

Bên cạnh việc lựa chọn cây trồng lợi thế, xây dựng mô hình liên kết cũng là một trong những vấn đề được Lạc Dương đặc biệt chú trọng và vào cuộc mạnh mẽ. Đích thân lãnh đạo huyện chủ động mời doanh nghiệp về, cùng bàn bạc và ký kết hợp tác để hình thành vùng nguyên liệu. “Tổ chức sản xuất bà con làm tương đối tốt rồi, giờ phải làm sao giúp bà con tiêu thụ sản phẩm” - Chủ tịch Sử Thanh Hoài chia sẻ trong lúc nhắc đến chuyện cây cà phê - cây trồng đang chiếm tới ½ diện tích gieo trồng của Lạc Dương. “Giá cà phê tươi hiện chỉ còn 6.000 đồng/kg, cà phê khô là 30.000 đồng/kg mà bà con vẫn khó bán. Trong khi Công ty Acom đứng chân trên địa bàn, áp dụng công nghệ cao đang tiêu thụ cà phê khô với giá 500.000 - 800.000 đồng/kg”.

Từ cách làm hiệu quả của Công ty Acom, năm 2017, UBND huyện Lạc Dương đã ký cam kết với Acom tổ chức liên kết thu mua cà phê cho các hộ dân trên địa bàn huyện. Đến nay đã có 120 hộ dân tham gia với diện tích liên kết là 85 héc-ta. Với cách làm này, ý thức của người dân về chăm sóc cà phê được nâng cao, giá bán cà phê cũng ổn định và cao hơn thị trường từ 2.500 - 3.000 đồng/kg. Cùng với cây cà phê, Lạc Dương đang triển khai mô hình liên kết sản xuất cây trồng dược liệu Atiso với Công ty cổ phần Dược liệu Lâm Đồng; liên kết trồng nấm hương Langbiang với Công ty CP Nguyên Long; liên kết sản xuất cà chua thân gỗ MagicS… Các mô hình bước đầu đã có hiệu quả và được đồng bào hưởng ứng rất tích cực.

Lên với Lạc Dương, đi vào các xã Đạ Sar, Đạ Nhim, Đưng K’Nớ, Đạ Chais… dễ dàng nhận thấy hầu hết các diện tích đất đều được phủ kín bởi các loại cây trồng. Sản xuất nông nghiệp vốn là công việc gắn bó từ nhiều đời của đồng bào Cờ Ho, Chu Ru... ở Lạc Dương – nay với sự vào cuộc tích cực của chính quyền địa phương - nông nghiệp Lạc Dương đang có những bước chuyển tích cực, bắt đầu từ chính cách nghĩ, cách làm của đồng bào nơi đây.

Hoàng Mai

Nguồn: Báo Công Thương Điện Tử

Lượt xem: 1.052
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 005903115
  •  Đang online: 426
  •  Trong tuần: 47.814
  •  Trong tháng: 219.246
  •  Trong năm: 2.507.028