NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Kiến tạo không gian sống nông thôn mới In trang
01/08/2019 12:00 SA

Quy hoạch và thực hiện quy hoạch” được xếp là tiêu chí số một trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM. Bởi đây là nội dung đóng vai trò then chốt, nền móng thực hiện các tiêu chí khác. Sau 10 năm triển khai chương trình xây dựng NTM, giờ đây, qua những buôn làng trên miền đất bazan Lâm Ðồng, những không gian tiện ích, đáng sống đã và đang được kiến tạo. 

Toàn cảnh “thị tứ” xã NTM Đạ Sar. Ảnh: T.T
Toàn cảnh “thị tứ” xã NTM Đạ Sar. Ảnh: T.T

Những nếp nhà ở thôn Ta Ly 2 (xã Ka Đô, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) bập bùng bếp lửa gọi chiều. Đón chúng tôi trong lần gặp không hẹn trước, Bí thư chi bộ thôn, già làng Klong Ba phấn khởi: “Cuộc sống của buôn làng mình giờ đã đổi thay nhiều rồi. Từ con đường đến ngôi nhà và đời sống bà con”. Thôn Ta Ly 2 có 113 hộ, hơn 510 nhân khẩu, 95% là đồng bào dân tộc K’Ho Cil quần tụ, sinh sống. Cách đây chừng 25 năm, ký ức của những người già trong buôn vẫn luôn ám ảnh cảnh du canh, du cư; cuộc sống của những người con bản xứ cứ phiêu bạt qua những sườn đồi Nam Tây Nguyên. Năm 1992, thực hiện chủ trương đóng cửa rừng, họ bắt đầu dừng chân buôn Ta Ly 2, bên dòng Đạ Nhim hiền hòa, để làm cho “hạt lúa trổ bông” và những vườn rau xanh tốt. Giờ cả thôn chỉ còn hai hộ nghèo, bà con bắt đầu nghĩ đến chuyện làm giàu trên chính đồng ruộng của mình.

Chia tay buôn làng Ta Ly 2, tôi tìm gặp già làng Tou Prong Dzung (thôn Ka Đô cũ, xã Ka Đô), già bảo: Người Churu vẫn nói về buôn làng mình như thôn “mẹ” của xã. Xưa, bà con chỉ biết trồng bắp, trồng lúa một vụ sống qua ngày, cái đói mùa giáp hạt đeo bám triền miên. Giờ đây, đường sá trong thôn đã xanh, sạch, đẹp; nhà văn hóa thôn có đầy đủ trang thiết bị, có sân bóng chuyền, sân bóng đá mini. Toàn bộ 154 ha đất sản xuất của bà con trong thôn đã có hơn 50% diện tích sản xuất rau thương phẩm, thu nhập bình quân khoảng trên 42 triệu đồng/người/năm. Đó là con số trong mơ của bà con nhiều năm về trước.

Dẫn chúng tôi đi trên cung đường “tự quản” do Hội Cựu chiến binh xã Ka Đô đảm nhiệm, Bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Khánh Chỉnh cho biết: Mười năm trước, Ka Đô là một trong 11 xã “điểm” được UBND tỉnh Lâm Đồng chọn triển khai chương trình xây dựng NTM. Sau 5 năm thực hiện, Ka Đô đã “cán đích” NTM. Xã có 5/9 thôn đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, xuất phát điểm khi triển khai xây dựng NTM rất thấp, chỉ 8/19 tiêu chí. “Năm khởi điểm, thu nhập bình quân đầu người chỉ 17 triệu đồng, nay gấp gần bốn lần, đạt 66,5 triệu đồng; hộ nghèo chỉ còn 0,57%; cơ sở hạ tầng của xã rất yếu, nhưng nhờ có sự đoàn kết nội bộ, sự đồng thuận cao của Nhân dân, chỉ trong thời gian ngắn bộ mặt của Ka Đô đã khác. Bà con nhân dân rất phấn khởi vì sự thay đổi vượt bậc trên vùng đất thuần nông”, Bí thư Chỉnh thổ lộ.

Theo Bí thư Đảng ủy xã Ka Đô, nông thôn có trở nên đáng sống hay không, tất cả là nhờ phần lớn vào quy hoạch, trong đó có chi tiết hóa việc phân bổ không gian, sử dụng đất, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội một cách hợp lý. Ngay từ rất sớm, xã đã triển khai thực hiện quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết khu dân cư. Sau đó triển khai đã lấy ý kiến Nhân dân và các ban, ngành, đoàn thể, cốt làm sao cho phù hợp với sự phát triển của địa phương. 

Rời “thị tứ” NTM bên dòng Đạ Nhim hiền hòa, chúng tôi đến với bà con buôn làng phía chân Núi Bà, huyện Lạc Dương, để được nghe tiếp câu chuyện xây dựng NTM. Dọc Quốc lộ 27C, cung đường nối phố hoa Đà Lạt và phố biển Nha Trang, diện mạo nông thôn mới đã ùa về trên những cung đường xã Đạ Sar. Đồng chí Rô Ly, Phó Bí thư Đảng ủy xã cho biết: Năm 2010, khi bắt tay xây dựng NTM, Đạ Sar gặp rất nhiều khó khăn. Xã có hơn 93% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, kinh tế chủ yếu dựa vào cây cà phê, cơ sở hạ tầng còn hạn chế; đội ngũ cán bộ, công chức chưa đạt chuẩn. Lúc đó, thu nhập bình quân đầu người chỉ 12 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 18%... Nhờ có quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và được quy hoạch bài bản ngay từ đầu, nên cơ sở hạ tầng đã được đầu tư đồng bộ. Hiện tất cả các thôn đã có đường bê tông; cùng với cây cà phê truyền thống, đã có trên 140 hộ người dân tộc thiểu số tham gia sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, trên diện tích khoảng 39 ha; đời sống của người dân đã nâng cao đáng kể.

“Có thể ví von rằng, Đạ Sar đã được kiến tạo một diện mạo mới, nhà ở được quy hoạch, nâng cấp khang trang, vệ sinh môi trường được bảo đảm; những khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã hình thành; cơ sở hạ tầng điện, đường, trường, trạm được quan tâm đầu tư. Trên địa bàn có 2 trường học đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1 và trạm y tế đạt chuẩn quốc gia”, Phó Bí thư Rô Ly nói.

Trao đổi về việc kiến tạo các không gian nông thôn mới, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Lâm Đồng Bùi Quang Sơn cho biết: Sở xác định, công tác quy hoạch là rất quan trọng trong định hướng sản xuất, cư trú của người dân, cũng như tổ chức các không gian, nhất là không gian công cộng, không gian tiện ích ở nông thôn. Đó là nền tảng để tái cơ cấu sản xuất, di chuyển giữa khu vực nông thôn với đô thị, tạo hạ tầng tốt làm bàn đỡ để kinh tế nông thôn phát triển. “Theo hướng dẫn, các xã xây dựng NTM triển khai lập quy hoạch. Trong đó, tích hợp nhiều nội dung như quy hoạch đô thị, quy hoạch này bao gồm không gian kiến trúc, tổ chức sản xuất, khu vực nào trồng cây gì, nuôi con gì; rồi vùng sản xuất, vùng cư trú cho người dân; khu vực tiện ích... đều được quy hoạch, phân bố một cách hợp lý nhất”, ông Sơn nói. 

Để phù hợp với điều kiện của từng địa phương, Sở Xây dựng phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính đề xuất một mức kinh phí cho công tác quy hoạch xây dựng NTM tương ứng. Nhờ đó, khi triển khai phủ kín quy hoạch đã tiết kiệm được một nguồn kinh phí khá lớn. Theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Lâm Đồng, các địa phương cũng đã chủ động trong việc lấy ý kiến của Nhân dân để tạo sự đồng thuận, bám sát quy hoạch, nhất là các giải pháp sản xuất, nâng cao nguồn thu nhập cho cộng đồng dân cư vùng nông thôn. Sở Xây dựng cũng phối hợp với Hội Kiến trúc sư và các đơn vị tư vấn của tỉnh, tổ chức cuộc thi và chọn những mẫu nhà ở (đã ban hành các mẫu nhà ở biệt lập, nhà phố cho vùng trung tâm xã; các mẫu trường học) và khuyến khích người dân, các địa phương áp dụng để từng bước chỉnh trang bộ mặt nông thôn. “Để thuận lợi trong công tác quản lý, mỗi nội dung quy hoạch đều được ban hành một quy định quản lý. Trong đó, quy định rõ từng khu vực, mật độ, chiều cao cho từng công trình...”, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Bùi Quang Sơn cho biết.

Qua mười năm triển khai, Lâm Đồng đã có quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới, có các đồ án quy hoạch chi tiết, các mẫu thiết kế và quá trình người dân chỉnh trang, xây dựng mới... đã kết nối những mảnh ghép đẹp để hình thành bức tranh NTM hài hòa trên miền đất Nam Tây Nguyên.

THỤY TRANG - baolamdong.vn

Lượt xem: 1.504
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006520174
  •  Đang online: 287
  •  Trong tuần: 29.086
  •  Trong tháng: 200.087
  •  Trong năm: 200.087