NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Lộ trình loại trừ sốt rét trên địa bàn tỉnh In trang
12/03/2024 07:39 SA

UBND tỉnh Lâm Đồng và Sở Y tế tỉnh đã ban hành kế hoạch loại trừ sốt rét trên địa bàn tỉnh  giai đoạn 2024 -2030. Mục tiêu đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống, tập trung ưu tiên vào vùng sốt rét lưu hành và có nhiều đối tượng nguy cơ cao, nhanh chóng đẩy lùi bệnh sốt rét để năm 2024 công nhận loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh.

Cán bộ y tế hướng dẫn phòng, chống sốt rét cho người dân tại xã Gia Bắc (Di Linh)
Cán bộ y tế hướng dẫn phòng, chống sốt rét cho người dân tại xã Gia Bắc (Di Linh)

KẾT QUẢ PHÒNG, CHỐNG VÀ LOẠI TRỪ SỐT RÉT TRONG 10 NĂM QUA

Theo Sở Y tế Lâm Đồng, số ca mắc sốt rét trên địa bàn tỉnh giảm mạnh qua các năm (từ 398 ca mắc năm 2013 xuống còn 2 ca mắc trong năm 2023). Từ năm 2013 đến năm 2023, trên địa bàn tỉnh không ghi nhận trường hợp tử vong và ổ dịch sốt rét. Từ năm 2015 đến nay, ca mắc sốt rét trên địa bàn tỉnh chủ yếu là ca ngoại lai. Từ năm 2018, trên địa bàn tỉnh không ghi nhận ca sốt rét ác tính.

Kết quả phân vùng dịch tễ sốt rét năm 2019 (từ năm 2019 đến nay, Bộ Y tế chưa có đánh giá phân vùng dịch tễ sốt rét lại) tại Lâm Đồng như sau: 23 xã thuộc vùng không có sốt rét lưu hành với dân số 335.380 người; 92 xã thuộc vùng nguy cơ sốt rét quay trở lại với dân số 755.219 người; 27 xã thuộc vùng nguy cơ sốt rét lưu hành nhẹ với dân số 189.572 người; 3 xã thuộc vùng nguy cơ sốt rét lưu hành vừa với dân số 15.349 người và 2 xã thuộc vùng sốt rét lưu hành nặng với dân số là 10.249 người.

Phân bố muỗi truyền bệnh sốt rét trong giai đoạn năm 2021 -2023 ngành Y tế đã thực hiện 26 cuộc điều tra tại 26 điểm và đã phát hiện được 12 loài Anopheles; chưa phát hiện được vector truyền bệnh chính An. minimus và An.Dirus; phát hiện 2 vector phụ là An.aconitus và An.Maculatus.

Các hoạt động phòng, chống sốt rét trọng tâm đã triển khai Các hoạt động phòng, chống sốt rét trọng tâm đã triển khai tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình dịch tễ sốt rét trên toàn tỉnh, giám sát việc chẩn đoán phát hiện sớm người mắc sốt rét và điều trị bằng thuốc sốt rét theo đúng phác đồ của Bộ Y tế. Đảm bảo số lượng điểm kính hoạt động tại các Trung tâm Y tế huyện và các xã trên địa bàn tỉnh phục vụ chẩn đoán sớm bệnh nhân sốt rét. Hàng năm đều tập huấn nâng cao xét nghiệm viên ký sinh trùng sốt rét. Thực hiện phân tuyến điều trị theo quy định. Giám sát muỗi truyền bệnh sốt rét trên địa bàn tỉnh và nơi có ca bệnh sốt rét mới mắc. Chuẩn bị đủ cơ số thuốc, hóa chất để xử lý kịp thời khi có dịch xảy ra. Cán bộ ngành Y tế phối hợp với các sở, ngành, đoàn thể, địa phương tuyên truyền rộng rãi cho các đối tượng sống trong vùng hoặc thường xuyên đến các vùng sốt rét lưu hành về các biện pháp phòng ngừa nhằm phát hiện sớm trường hợp mắc sốt rét.

Chương trình phòng, chống và loại trừ sốt rét tại Lâm Đồng luôn được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ kinh phí của Bộ Y tế, Chương trình quốc gia phòng, chống sốt rét, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Quỹ toàn cầu phòng, chống sốt rét (Dự án RAI các giai đoạn) và sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền địa phương, sự hỗ trợ của các tổ chức, ban, ngành, đoàn thể... Đội ngũ cán bộ làm công tác sốt rét từ tuyến tỉnh đến thôn bản được đào tạo, tập huấn chuyên môn thường xuyên, nắm vững chuyên môn và nhiệt tình năng nổ trong công tác. Tình hình sốt rét tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định, trong nhiều năm không phát hiện được ca bệnh sốt rét tại chỗ, không có ổ bệnh tại địa phương. Hầu hết ca bệnh sốt rét đều là đối tượng đi rừng, ngủ rẫy, khai thác lâm thổ sản…

Tuy nhiên, khó khăn trong công tác phòng, chống sốt rét do người dân vẫn còn tập quán đi rừng, làm nương rẫy và ngủ lại qua đêm, cũng là thách thức khi bước vào giai đoạn loại trừ sốt rét. Người từ các vùng sốt rét lưu hành ở những tỉnh lân cận đến làm ăn theo mùa vụ tại Lâm Đồng và người dân Lâm Đồng đi làm ăn tại các vùng sốt rét ở các tỉnh khác làm tăng nguy cơ mắc và lan rộng sốt rét. Trong giai đoạn từ năm 2021-2023, tình hình sốt rét tỉnh Lâm Đồng không có bệnh nhân sốt rét nội địa, tất cả là bệnh nhân sốt rét ngoại lai.

LỘ TRÌNH LOẠI TRỪ SỐT RÉT GIAI ĐOẠN 2024 - 2030

Mục tiêu đẩy mạnh các hoạt động phòng, chống, tập trung ưu tiên vào vùng sốt rét lưu hành và có nhiều đối tượng nguy cơ cao, nhanh chóng đẩy lùi bệnh sốt rét để năm 2024 công nhận loại trừ bệnh sốt rét quy mô cấp tỉnh và củng cố các yếu tố bền vững nhằm ngăn chặn bệnh sốt rét quay trở lại trong những năm tiếp theo. Thực hiện loại trừ sốt rét P. Falciparum trên địa bàn tỉnh vào năm 2024, tiến đến loại trừ tất cả các loài sốt rét trên phạm vi toàn tỉnh vào năm 2030.

Đảm bảo toàn bộ người dân được tiếp cận đầy đủ dịch vụ chẩn đoán, điều trị bệnh sốt rét kịp thời đối với cả cơ sở y tế công lập và tư nhân. 100% người nghi ngờ sốt rét đến khám bệnh được xét nghiệm chẩn đoán sốt rét trong vòng 2 giờ; 100% người nhiễm ký sinh trùng sốt rét được điều trị đúng theo phác đồ của Bộ Y tế. Đảm bảo người dân trong vùng nguy cơ được bảo vệ bằng các biện pháp phòng, chống véc tơ thích hợp. Hằng năm, có trên 98% hộ gia đình ở vùng sốt rét lưu hành có đủ màn phòng, chống muỗi (trung bình 1,8 người/màn đôi). Có trên 95% hộ gia đình trong vùng ổ bệnh đang hoạt động được phun hóa chất tồn lưu diệt muỗi. Hằng năm, có trên 90% người có nguy cơ cao mắc sốt rét (đi rừng, ngủ rẫy) sử dụng biện pháp phòng, chống sốt rét (nằm màn, võng màn tẩm hóa chất và các biện pháp bảo vệ cá nhân khác).

Nâng cao chất lượng hệ thống giám sát dịch tễ bệnh sốt rét và đảm bảo năng lực đáp ứng dịch sốt rét. 100% trường hợp bệnh sốt rét được báo cáo đầy đủ đúng hạn theo hướng dẫn quốc gia. 100% trường hợp bệnh được điều tra và báo cáo đúng hạn theo hướng dẫn quốc gia. 100% ổ bệnh sốt rét được xử lý kịp thời trong vòng 7 ngày kể từ khi phát hiện ca bệnh đầu tiên.

Nâng cao kiến thức và hành vi của người dân để tự chủ động bảo vệ cá nhân trước bệnh sốt rét. Trên 90% người sống trong vùng sốt rét lưu hành được điều tra có ngủ màn. Duy trì trên 95% dân số vùng sốt rét lưu hành biết ít nhất 4 thông điệp chủ yếu về sốt rét, phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét .

Quản lý, điều phối hiệu quả chương trình phòng, chống và loại trừ bệnh sốt rét và thực hiện loại trừ sốt rét quy mô cấp tỉnh. Không còn ca bệnh sốt rét nội địa do P.falciparum tại địa phương vào năm 2024. Có 100% huyện, thành phố được công nhận loại trừ bệnh sốt rét vào năm 2024. Hoàn thành hồ sơ gửi Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương công nhận tỉnh loại trừ bệnh sốt rét năm 2024.

(Theo DIỆU HIỀN/baolamdong.vn)

Lượt xem: 405
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006228200
  •  Đang online: 110
  •  Trong tuần: 38.526
  •  Trong tháng: 254.074
  •  Trong năm: 2.832.113