NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Vai trò của phụ nữ DTTS trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc gắn với phát triển du lịch In trang
15/03/2024 08:11 SA

Giá trị văn hóa truyền thống là tinh hoa kết tinh trong những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được truyền lại từ ngàn đời. Đó chính là bản sắc văn hóa của dân tộc, của đất nước. Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, phụ nữ Việt Nam nói chung và phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng luôn giữ vai trò quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Phụ nữ K’Ho ở Lâm Hà đang tấu chiêng trong đám cưới. Ảnh: Phòng VHTT Lâm Hà
Phụ nữ K’Ho ở Lâm Hà đang tấu chiêng trong đám cưới. Ảnh: Phòng VHTT Lâm Hà

VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG VIỆC GÌN GIỮ BẢO TỒN GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC

Phụ nữ là người đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Bởi họ là người trực tiếp lưu giữ và trao truyền cả một kho tàng văn học dân gian của dân tộc phần nhiều được truyền khẩu từ đời này qua đời khác. Những tinh hoa kinh nghiệm nghề truyền thống của dân tộc được đúc rút qua dân ca, ca dao, truyện cổ tích được truyền thụ vào tâm hồn con trẻ ngay từ những ngày còn nằm nôi, qua những lời ru hời của mẹ và những câu chuyện cổ tích của bà.

Phụ nữ cũng là chủ thể quan trọng trong việc sáng tạo và làm giàu các giá trị văn hóa truyền thống và trao truyền, phổ biến các giá trị văn hóa qua các thế hệ. Là người tham gia trực tiếp, với đầu óc tinh tế, tâm hồn nhạy cảm cùng bàn tay khéo léo, người phụ nữ đã biết tạo nên sắc thái, sáng tạo ra những sản phẩm, giá trị văn hóa tích cực độc đáo riêng cho mỗi quốc gia, dân tộc. Đặc biệt là trong việc hình thành nhân cách, lối sống mỗi con người góp phần hình thành các giá trị đạo đức nền tảng của xã hội; củng cố và gìn giữ giá trị đạo đức gia đình và cộng đồng. Đồng thời quảng bá, lan tỏa các giá trị văn hóa ấy của cộng đồng, dân tộc mình ra mọi vùng, miền trong nước, ở khu vực và thế giới.

THỰC TRẠNG PHÁT HUY VAI TRÒ PHỤ NỮ DTTS Ở ĐỊA PHƯƠNG

Tây Nguyên là vùng đa dân tộc, đa văn hóa. Đây cũng là nơi còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo như các kiến trúc nhà rông, nhà dài, các loại tượng dân gian, tượng nhà mồ, sử thi, truyện cổ, dân ca, dân vũ... Đặc biệt là có rất nhiều lễ hội dân gian, không gian văn hóa cồng chiêng với những nhạc cụ và cách biểu diễn độc đáo rất hấp dẫn của các dân tộc tại chỗ mà không nơi nào có được. Tất cả những di sản văn hóa đó chính là nguồn tài nguyên cần được giữ gìn và khai thác phát huy đặc biệt là trong phát triển du lịch vùng Tây Nguyên hiện nay. Ở Tây Nguyên trong đó có Lâm Đồng, các DTTS vẫn theo chế độ mẫu quyền, người phụ nữ thường giữ vai trò là chủ chính trong gia đình nên trách nhiệm lưu truyền và gìn giữ những giá trị tinh thần như các làn điệu dân ca, dân vũ, sử thi, bí quyết nghề truyền thống, ẩm thực dân tộc quan trọng hơn bao giờ hết. Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức và tri thức cho phụ nữ DTTS ở địa phương là hết sức cần thiết để giúp họ phát huy vai trò trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và nghề truyền thống góp phần đóng góp cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Nhận thức được vai trò quan trọng của phụ nữ DTTS trong việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, thời gian qua, ở Lâm Đồng cũng đã và đang có những hoạt động thiết thực như tuyên truyền, vận động bà con đồng bào DTTS, đặc biệt là chị em phụ nữ tham gia hoạt động văn hóa tín ngưỡng, lễ hội, trò chơi dân gian, mặc trang phục truyền thống, tham gia các tổ, hợp tác dệt thổ cẩm, làm gốm, làng nghề truyền thống... Từ năm 2009 đến nay đã tổ chức được 62 lớp truyền dạy cho hơn 1.600 thanh thiếu niên dân tộc, trang bị 18 bộ cồng chiêng, 75 bộ trang phục cho các huyện. Nhiều làng nghề thủ công truyền thống được công nhận. Tôn vinh được gần 100 nghệ nhân cồng chiêng tiêu biểu, 15 nghệ nhân ưu tú; trong đó có không ít là nghệ nhân nữ trong nghề dệt và nghề làm gốm.

Tại Lâm Đồng đã có nhiều lễ hội được phục dựng, nhiều đội cồng chiêng được hình thành giao lưu với khách tại các khu du lịch và thôn buôn. Trong đó nhiều huyện có đội cồng chiêng nữ là người DTTS.

Bên cạnh những mặt tích cực cũng còn nhiều vấn đề bất cập, dẫn đến nhiều lễ hội truyền thống bị lãng quên. Nguồn kinh phí đầu tư cho công tác nghiên cứu, sưu tầm còn quá ít nên khi phục dựng chưa sâu và đầy đủ dẫn đến việc thực hành các nghi thức, nghi lễ chưa chuẩn xác, trang phục còn vay mượn và mang tính sân khấu hóa. Nghề thủ công truyền thống phần nhiều bị mai một...

MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Để tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được và khắc phục những hạn chế, cần có những giải pháp cụ thể để giúp cho chị em phụ nữ và bà con đồng bào DTTS trong tỉnh nhận thức đúng giá trị, cách thức bảo tồn và khai thác phát huy để ứng xử phù hợp cho từng loại hình, đối tượng di sản văn hóa đang hiện hữu của dân tộc, địa phương mình.

Trước hết, cần tổ chức nhiều lớp tập huấn, mời cán bộ nói chuyện chuyên đề mang tính chuyên ngành để bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho chị em phụ nữ DTTS về giá trị của các di sản văn hóa, để không bị tác động của kinh tế thị trường, ảnh hưởng của sự giao lưu, tiếp biến văn hóa và hoạt động khai thác du lịch để tránh tình trạng làm sai lệch việc thực hành nghi lễ và ý nghĩa của lễ hội, cũng như sự pha tạp thương mại hóa các sản phẩm của nghề thủ công truyền thống.

Nâng cao nhận thức cho nguồn cán bộ trẻ trí thức người DTTS trong tương lai. Đầu tư, nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn đưa dân ca, dân vũ, diễn tấu cồng chiêng, kỹ thuật nghề truyền thống vào chương trình dạy và học tại các trường dân tộc nội trú. Đồng thời, mời nghệ nhân hướng dẫn, hoặc có điều kiện nên tổ chức cho các em được đi thực tế tham quan các làng nghề truyền thống được xem và thực hành tại chỗ để kích thích tạo sự hứng thú yêu nghề. Đăng ký cho các em tham gia đóng góp một số công việc phù hợp trong phục dựng các lễ hội truyền thống tại địa phương.

Thành lập mô hình câu lạc bộ văn nghệ, đội văn nghệ, câu lạc bộ nghề. Tổ chức sinh hoạt tại nhà văn hóa cộng đồng mời nghệ nhân truyền dạy dân ca, dân vũ, đồng thời tuyên truyền, vận động chị em tích cực tham gia, phát động phong trào thi đua giữa các địa phương. Tuyên truyền, vận động chị em trong các thôn, buôn tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, tín ngưỡng, lễ hội, trò chơi dân gian, mặc trang phục truyền thống trong các dịp lễ hội...

Bên cạnh đó, mời chuyên gia, nghệ nhân có kinh nghiệm, tổ chức các lớp tập huấn tại chỗ cho chị em trong câu lạc bộ, tổ nghề truyền thống về kỹ thuật dệt, làm gốm, thiết kế mẫu mã, cách quảng bá sản phẩm. Đồng thời, thông qua tập huấn tại chỗ chọn một số nghệ nhân trẻ cử đi tham quan, học tập ở một số làng nghề nổi tiếng trong và ngoài tỉnh để học hỏi kinh nghiệm, cách đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng yêu cầu, thị hiếu người tiêu dùng và tìm nguồn bao tiêu sản phẩm. Khi họ trở về địa phương sẽ làm nòng cốt cho các tổ sản xuất, hợp tác xã, làng nghề truyền thống.

Tổ chức các cuộc thi văn nghệ, thi tay nghề, trình diễn trang phục truyền thống, ẩm thực dân tộc,… Tiếp tục thực hiện các chính sách ưu đãi tôn vinh, khen thưởng nghệ nhân để khuyến khích bà con theo nghề. Việc tôn vinh nghệ nhân phải gắn với quyền lợi vật chất lẫn tinh thần. Vận động các doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể ở địa phương hỗ trợ chị em kinh phí mua nguyên liệu. Tạo điều kiện về mặt bằng mở xưởng, hỗ trợ vốn cho cá nhân chị em, tổ, nhóm hình thành các xưởng dệt thổ cẩm, làm gốm. Quảng bá và kết nối đưa khách tới tham quan trải nghiệm, thưởng thức các giá trị văn hóa, sản phẩm làng nghề truyền thống...

(Theo ĐOÀN BÍCH NGỌ/baolamdong.vn)

Lượt xem: 343
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006228185
  •  Đang online: 95
  •  Trong tuần: 38.511
  •  Trong tháng: 254.059
  •  Trong năm: 2.832.098