NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Lạc Dương: Phát huy hiệu quả các mô hình giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số In trang
18/06/2024 09:32 SA

Huyện Lạc Dương có 6 đơn vị hành chính, dân số gần 33.000 người; trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 67%. Xác định công tác giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, hàng năm, UBND huyện xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giảm nghèo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cơ quan, đơn vị phụ trách theo dõi, giúp các xã, các hộ gia đình khó khăn thoát nghèo. Bên cạnh đó quan tâm phân bổ kinh phí cho các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện các dự án, tiểu dự án phát triển hạ tầng kinh tế xã hội; đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; giáo dục nghề nghiệp; hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo...

Năm 2022, hộ gia đình ông Liêng Hót Ha Plu tại thôn Đạ Nghịt 1, xã Lát là một trong những hộ nghèo được Nhà nước hỗ trợ giống bò vàng sinh sản để phát triển chăn nuôi nhân rộng đàn gia súc hiện có của gia đình, đồng thời ông còn được hỗ trợ 15 triệu đồng để làm chuồng trại và được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi, ủ phân khoa học, đưa đàn gia súc thả rông trong rừng trong rẫy về chăn nuôi theo hình thức bán thâm canh. Thực hiện theo hướng dẫn của ngành chuyên môn, hiện nay, sáng gia đình ông Plu thả bò đưa đi chăn, tối lùa về bổ sung thêm thức ăn rau cỏ. Nhờ vậy đàn bò thịt tăng trưởng nhanh, ít dịch bệnh, đặc biệt là gia đình đã tận thu được nguồn phân bón cho cây cà phê, giảm chi phí trong sản xuất.

Ông Liêng Hót Ha Plu chăm sóc đàn bò theo quy trình bán thâm canh
Ông Liêng Hót Ha Plu chăm sóc đàn bò theo quy trình bán thâm canh

Từ các chương trình, dự án giảm nghèo như Chương trình 30a, Chương trình 135, Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới... trong giai đoạn 2019 - 2024, huyện Lạc Dương đã ưu tiên phát triển sản xuất, đồng thời tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu cho Nhân dân như làm đường giao thông, kênh mương thủy lợi, điện lưới quốc gia, trường học, trạm y tế, thiết chế văn hóa thể thao,… Cùng với đó, huyện cũng đã triển khai kịp thời, đúng đối tượng chính sách về hỗ trợ sản xuất các loại cây, con giống phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; thực hiện các mô hình sinh kế, giảm nghèo, giao khoán bảo vệ rừng, chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, chính sách tạo việc làm…

Thống kê trong 3 năm từ 2021 đến 2023, tổng kinh phí thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo trên địa bàn huyện hơn 10, 4 tỷ đồng để thực hiện các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế; hơn 5,3 tỷ đồng nguồn vốn lồng ghép để phát triển kết cấu hạ tầng, đã thực hiện 10 hạng mục công trình tại địa bàn các xã. Việc đầu tư xây dựng hàng chục công trình nước sinh hoạt, đường giao thông, thủy lợi. Các công trình này hoàn thành và đưa vào sử dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại, sản xuất, trao đổi hàng hóa của Nhân dân.

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện bàn giao bò giống cho người dân
Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện bàn giao bò giống cho người dân

Ngoài ra, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất giai đoạn 2019 - 2024, tổng kinh phí thực hiện 10,8 tỷ đồng đầu tư hỗ trợ cho 1.220 lượt hộ thực hiện các mô hình thâm canh cây cà phê, nuôi gà thả vườn, nuôi bò vàng sinh sản, heo địa phương… gần 112.000 lượt hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế với tổng kinh phí 100,679 triệu đồng; 8.263 lượt hộ đồng bào dân tộc thiểu số được giải quyết cho vay vốn từ 16 chương trình tín dụng chính sách với tổng số vốn vay trên 440 tỷ đồng. Ngoài ra, năm 2023, huyện Lạc Dương đã phát động cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn huyện thực hiện phong trào hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo với tổng kinh phí đến nay đã vận động được trên 6 tỷ 344 triệu đồng. Trong đó, đã triển khai hỗ trợ xây dựng mới 43 căn nhà ở với tổng kinh phí 3,6 tỷ đồng, hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo cận nghèo với tổng kinh phí 2,7 tỷ đồng; hỗ trợ khác 44,5 triệu đồng cho 14 hộ nghèo ở xã Lát, Đạ sar, Đạ Nhim và Đạ Chais. Các chính sách hỗ trợ về giáo dục; đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng được chăm lo, đẩy mạnh. Nhờ vậy, năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện đã giảm xuống còn 2,6%.

Mô hình thâm canh cà phê bền vững của bà con xã Lát góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng cà phê của địa bàn
Mô hình thâm canh cà phê bền vững của bà con xã Lát góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng cà phê của địa bàn

Từ tình hình thực tế và điều kiện sản xuất của các địa phương, huyện đã chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng các mô hình phát triển sản xuất phù hợp, tổ chức hàng chục lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con. Nhiều mô hình phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao và có khả năng nhân rộng như: mô hình phát triển chăn nuôi bò sinh sản giống bản địa; mô hình chăn nuôi gia súc bán thâm canh (chăn thả kết hợp nuôi nhốt); mô hình nuôi heo đen địa phương; mô hình chuyển giao và ứng dụng kỹ thuật sản xuất rau an toàn, mô hình thâm canh cây cà phê. Theo đó, cả hệ thống chính trị của huyện đã vào cuộc, tích cực  tuyên truyền, vận động và hướng dẫn bà con thay đổi tập quán sản xuất lạc hậu, khơi dậy ý thức chủ động vươn lên thoát nghèo, khắc phục tâm lý trông chờ, ỷ lại, qua đó góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhờ đó,  sản xuất ngày càng phát triển, thu nhập đới sống của người dân ngày càng nâng lên, đặc biệt là việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi  ngày càng được người dân hưởng ứng mạnh mẽ, nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao được đưa vào sản xuất thay thế cho những diện tích bạc màu, kém năng suất trước đây như dâu tây, rau hoa các loại…góp phần nâng cao giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích, nâng cao thu nhập bình quân đầu người toàn huyện, tăng từ 37,4 triệu/người năm 2019 lên 56 triệu đồng/người năm 2023, tăng 18,6 triệu đồng. Thu nhập bình quân trên một đơn vị diện tích đến nay đạt 342 triệu đồng/ha. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 46% năm 2005  xuống còn 2,6% năm 2023, trong đó tỷ lệ hộ nghèo là người đồng bào dân tộc thiểu số hiện chỉ còn 3,9%.                                            

NGUYỄN HIỀN

Lượt xem: 222
Liên quan
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006203061
  •  Đang online: 96
  •  Trong tuần: 13.387
  •  Trong tháng: 228.935
  •  Trong năm: 2.806.974