NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Già làng Kra Jan Ha Liêng - người nghệ nhân tâm huyết với văn hóa cồng chiêng In trang
13/05/2020 08:04 SA

Giữa đại ngàn, nơi đầu nguồn Bi Đoup, tiếng cồng, tiếng chiêng mang hơi thở của ngàn xưa vẫn đều đặn vang lên mỗi dịp bà con đồng bào dân tộc thiểu số xã Đạ Sar có lễ hội đặc biệt. Góp phần mình vào việc giữ gìn, tôn vinh bản sắc văn hóa của dân tộc, để tiếng cồng, chiêng vang vọng truyền từ đời này sang đời khác chính là già làng Kra Jan Ha Liêng, người dân tộc Cil ở thôn 3 xã Đạ Sar. Đã qua bao mùa nương rẫy, già vẫn đang ngày đêm miệt mài chỉnh sửa âm thanh dàn cồng chiêng và ân cần, tận tình chỉ bảo những kỹ năng đánh cồng, chiêng cho lớp trẻ sao cho âm thanh phát ra trầm bổng và ấm áp đi vào lòng người góp phần bảo tồn nét văn hóa độc đáo của người dân tộc bản địa.

Già làng Ha Liêng truyền dạy cho thế hệ trẻ về kỹ năng đánh cồng chiêng - Ảnh: Anh Tuấn
Già làng Ha Liêng truyền dạy cho thế hệ trẻ về kỹ năng đánh cồng chiêng - Ảnh: Anh Tuấn

Sinh ra và lớn lên ở vùng quê nhèo Đạ Sar, từ nhỏ già làng Ha Liêng đã được nghe kể những câu chuyện về cồng chiêng của dân tộc mình. Cha của già vốn là một nghệ nhân chơi cồng chiêng có tiếng trong buôn làng; chính vì vậy, tuổi thơ già nhiều lần chứng kiến cha mình biểu diễn vào dịp lễ mừng lúa mới, đám cưới, đâm trâu, kết bạn... Những âm thanh ngân vang của tiếng cồng, tiếng chiêng kết hợp giai điệu du dương đầy mê hoặc ấy đã thấm vào máu già lúc nào không hay.

Năm nay đã bước sang tuổi 90, nhưng già có hơn 70 năm tâm huyết với việc sử dụng, bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của dân tộc K’ho. Bao nhiêu năm qua, già làng Ha Liêng vẫn kiên trì, tích cực vận động con, cháu dòng họ và bà con buôn làng lưu giữ, bảo tồn văn hóa cồng chiêng. Bởi, đó là phần “hồn” của buôn làng và là báu vật của cha ông để lại. Già làng Ha Liêng cho biết: Cồng chiêng rất có hồn, muốn điều khiển được phải hiểu nó, coi nó như là người bạn và có như thế hồn mình, hồn chiêng hòa mới vào nhau, đẩy lên những âm thanh da diết, tuyệt vời. Mỗi bài chiêng khi đánh lên đều mang một thông điệp riêng như bài chiêng đánh trong Lễ hội mừng lúa mới, cưới hỏi...  sẽ có nhịp điệu nhanh, thể hiện sự hào hứng của người đồng bào. Để cồng chiêng hòa âm vào nhau thì đòi hỏi người chơi phải tập trung trong lúc diễn tấu, lắng nghe để vào đúng nhịp điệu, cồng chiêng có những cung bậc cảm xúc khác nhau, lúc trầm, lúc bổng...

Già làng Ha Liêng miệt mài chỉnh sửa âm thanh dàn cồng chiêng - Ảnh: Anh Tuấn
Già làng Ha Liêng miệt mài chỉnh sửa âm thanh dàn cồng chiêng - Ảnh: Anh Tuấn

Mới đầu, ai đó mới nhìn vào cái cồng, cái chiêng tưởng như vật vô tri, nhưng khi có bàn tay con người tác động nó phát ra thứ âm thanh mê hoặc. Nó là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống người dân tộc K’ho Cil. Trong ánh mắt tràn ngập niềm vui, già nói học đánh cồng chiêng không khó, cái khó là phải có tình yêu và niềm say mê. Để gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, những năm qua, già làng Ha Liêng đã tham gia truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ với mong ước duy nhất là bản sắc văn hóa của dân tộc mình không bị mai một. Theo già, muốn thanh niên trong xã học đánh chiêng trước hết phải dạy về ý nghĩa của văn hóa cồng chiêng đối với dân tộc mình, nghe nhiều và cảm nhận từ đó sẽ dần thấm vào tâm hồn giới trẻ. Từ sự chỉ dạy của già Ha Liêng, nhiều thanh niên trong xã đã có thể đánh tất cả các bài chiêng của dân tộc mình. Đến nay, xã Đạ Sar đã thành lập được Đội cồng chiêng gồm 06 thành viên, thường xuyên tham gia diễn tấu cồng chiêng trong các sự kiện văn hóa do xã tổ chức. Đây là nguồn động viên rất lớn, cổ vũ lớp trẻ tin yêu, gắn bó với cồng chiêng. Từ đó, các cháu có trách nhiệm hơn trong việc bảo tồn và gìn giữ. 

Đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên đều coi âm thanh của cồng chiêng là “phần hồn” của các lễ hội. Việc chỉnh sửa âm thanh dàn cồng chiêng tưởng chừng như đơn giản, nhưng thực tế lại rất phức tạp. Chỉ có những người có “đôi tai thính như con nai rừng” mới làm tốt được. Đó chính là những nghệ nhân lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm, có kỹ năng và lòng say mê “nghề nghiệp”. Họ chỉ cần gõ vài ba tiếng vào mặt chiêng là phát hiện ra ngay “căn bệnh” và lên phương án “điều trị” có kết quả cao. Với đôi bàn tay khéo léo và đôi tai thính, già làng Ha Liêng chính là một trong rất ít nghệ nhân cồng chiêng của huyện Lạc Dương điều chỉnh được âm thanh của cồng chiêng. Nhờ đôi bàn tay và đôi tai của già mà tiếng cồng chiêng sâu lắng, thánh thót vang xa hơn và dễ đi vào lòng người hơn.

Với những nỗ lực và đóng góp của mình, năm 2013, già làng Kra Jan Ha Liêng vinh dự được Sở VHTT&DL tỉnh Lâm Đồng vinh danh nghệ nhân văn hóa cồng chiêng; đặc biệt, hiện già được UBND huyện Lạc Dương đề xuất Sở VHTT&DL xem xét đề nghị Chủ tịch nước công nhận nghệ nhân ưu tú. Đây không chỉ là niềm vinh dự cho bản thân nghệ nhân Ha Liêng mà còn là niềm vui chung cho cả xã Đạ Sar và huyện Lạc Dương. Một đời gìn giữ điệu cồng, điệu chiêng, những giai điệu đã trở thành một phần quan trọng trong đời sống của già làng Ha Liêng. Già giữ những giai điệu ấy không chỉ để cho riêng mình mà còn cho cả lớp trẻ mai sau.

Phạm Phương

Lượt xem: 1.711
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 005895516
  •  Đang online: 205
  •  Trong tuần: 40.215
  •  Trong tháng: 211.647
  •  Trong năm: 2.499.429