NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Đội PCCC và cứu hộ tự nguyện, tự quản In trang
02/11/2023 07:56 SA

Được thành lập hơn 5 năm qua, với hơn 40 thành viên trong độ tuổi từ 20-70 tuổi, đội Phòng cháy chữa cháy - Cứu nạn cứu hộ tự quản của huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) có một điểm đặc biệt là tất cả thành viên của đội đều là những người dân bình thường từ mọi ngành nghề.

Đội luôn phục vụ bà con nơi đây hoàn toàn tình nguyện, và không nhận một đồng thù lao nào cả. Với tôn chỉ hành động xả thân vì cộng đồng, từ khi thành lập đến nay, đội đã có rất nhiều việc làm ý nghĩa, thiết thực dành cho địa phương.

Hễ có ở có cháy nổ, hay những vụ việc cần cứu nạn, cứu hộ, dù trời mưa hay nắng, là ban ngày hay tối đêm, chỉ cần gọi điện vào đường dây nóng của đội, bà con sẽ nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình trong thời gian sớm nhất có thể.

Thực tập Phòng cháy chữa cháy - Cứu nạn cứu hộ
Thực tập Phòng cháy chữa cháy - Cứu nạn cứu hộ

Thành viên của đội Phòng cháy chữa cháy - Cứu nạn cứu hộ tự quản huyện Lạc Dương có nghề nghiệp rất đa dạng, có thể là lái xe, nông dân, nhân viên văn văn phòng hay là những cựu chiến binh. Khi đến với đội, mọi người đều không có sự phân biệt về tuổi tác, chỉ cần có tinh thần tự nguyện, ham học hỏi, sự nhiệt thành và ý thức về công tác phòng cháy chữa cháy.

Anh Đặng Ngọc Hiệp, đội trưởng của đội có chia sẻ về cơ duyên để đội cứu hỏa ra đời như thế này: “Về cơ duyên mà chúng tôi đề xuất với chính quyền địa phương phải thành lập lực lượng cơ sở này, là do huyện Lạc Dương của chúng tôi rất là rộng, và được xem như là nóc nhà của các tỉnh Tây Nguyên ở độ cao trên 1.700m. Những năm về trước giao thông rất cách trở, đèo dốc quanh co, ao, hồ, sông, suối, thác nước rất là nhiều, mật độ che phủ rừng lớn, nhưng mà công tác phòng cháy, chữa cháy trong khu dân cư thời gian đó lại chưa được xem trọng.

Mặt khác Lạc Dương còn là thủ phủ của các cung đường, các điểm du lịch nổi tiếng, các chương trình, sự kiện như chạy marathon, đua xe địa hình, du lịch dã ngoại trong rừng, nên cũng tiềm ẩn những rủi ro. Đồng thời với những đặc điểm địa hình vừa nêu trên, thì cái nguy cơ sạt lở đồi núi, lũ quét, đuối nước, cháy nổ mà nhất là cháy rừng, rồi tai nạn, sự cố về giao thông, đi lạc trong rừng cũng thường xuyên xảy ra. Nên công tác phòng chống, sơ cấp cứu, xử lý ban đầu là cực kỳ cấp thiết. Như chúng ta đã biết thì nước xa không thể cứu được lửa gần. Vì vậy chúng tôi đã thành lập ra đội Phòng cháy chữa cháy - Cứu nạn cứu hộ tự quản của huyện Lạc Dương, Lâm Đồng trong thời gian qua”.

Anh Hiệp cũng cho biết, trong những ngày đầu tiên thành lập đội, đội chỉ có trang thiết bị nghèo nàn như là bình chữa cháy, một vài cuộn dây,…lại hoạt động theo hình thức tự phát, và chỉ có 5-6 thành viên chủ yếu là người trong gia đình, hàng xóm với nhau, nên khi đối mặt với “giặc lửa, giặc nước” đã gặp rất nhiều khó khăn.

Đội Phòng cháy chữa cháy - Cứu nạn cứu hộ tự quản của huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng có một điểm đặc biệt là tất cả thành viên của đội đều là những người dân bình thường từ mọi ngành nghề
Đội Phòng cháy chữa cháy - Cứu nạn cứu hộ tự quản của huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng có một điểm đặc biệt là tất cả thành viên của đội đều là những người dân bình thường từ mọi ngành nghề

Tuy nhiên sau một thời gian hoạt động, và sau những đóng góp của đội cho cộng đồng, đến nay đội đã được cơ quan chức năng địa phương hỗ trợ cho nhiều trang thiết bị có giá trị và có hẳn khu vực huấn luyện riêng. Đội còn được lực lượng công an, cơ quan quân sự của tỉnh thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ, hay tham gia các chương trình phòng chống khủng bố, trấn áp tội phạm, nên có khả năng ứng phó với nhiều trường hợp. Vì thế đội còn được coi là cánh tay nối dài giữa lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp với quần chúng nhân dân, trong công tác phòng ngừa và chữa cháy, cứu nạn cứu hộ.

Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, các thành viên của đội cũng gặp nhiều sự cố nguy hiểm, hay là những kỷ niệm vô cùng đáng nhớ: “Ví dụ như năm 2020, sau khi chúng tôi vừa thực hiện chương trình cứu trợ đến các vùng bão lũ của miền Trung, thì vào một buổi chiều mưa to gió lớn, chúng tôi nhận được một tin báo ở xã Đạ Chais, cách chúng tôi khoảng 40km xảy ra lũ quét. Chúng tôi đã báo với chính quyền địa phương, các lực lượng chức năng để phối hợp. Một tiếng đồng hồ sau chúng tôi đã tập hợp được lực lượng và tất cả phương tiện cần thiết để đến vị trí con suối xảy ra lũ quét.

Lúc đó cũng có những cái bất trắc xảy ra, vì khi chúng tôi đưa phương tiện đầu tiên ra cái dòng lũ quét thì thuyền phao đã bị trôi về phía hạ nguồn, và động cơ thì không bảo đảm được công suất. Chúng tôi phải dùng dây để neo lại chiếc thuyền, thì thuyền dựng đứng luôn, rất nguy hiểm. Sau đó chúng tôi phải triển khai phương tiện thứ hai, động cơ lớn hơn.

Anh em lúc đó đã phối hợp với phòng cảnh sát PCCC của tỉnh, cơ quan quân sự huyện Lạc Dương là bơi ngược dòng, cố gắng tránh những vật cản từ trên thượng nguồn trôi xuống, để cứu từng người, từng người từ trên ngọn cây cao vào đất liền”

Đội luôn phục vụ hoàn toàn tình nguyện và không nhận một đồng thù lao
Đội luôn phục vụ hoàn toàn tình nguyện và không nhận một đồng thù lao

Anh Hiệp kể rằng, có rất nhiều lần đội giải cứu thành công những người gặp nạn, những người gặp sự cố hỏa hoạn, đi lạc trong rừng, bị đuối nước, lũ quét,…nhưng cũng có những trường hợp không được may mắn như vậy. Như là câu chuyện gần đây, khi nhận được tin báo về một nhóm sinh viên gặp nạn khi đi cắm trại trong rừng, nơi có gần hồ nước. Dù đã rất nhanh chóng đến địa điểm sau khi nhận được tin báo, nhưng thành viên của đội đã phải rất đau xót khi chỉ có thể đến để hỗ trợ đưa thi thể các nạn nhân trở về.

Với hình thức hoạt động: tự quản, tự nguyện và tự giác cùng với tâm niệm “dễ trăm lần không dân cũng chịu, mà khó vạn lần dân liệu sẽ xong”, các thành viên của đội Phòng cháy chữa cháy - Cứu nạn cứu hộ tự quản Lạc Dương luôn xác định, đây là những việc mà bản thân bắt buộc phải làm. Để góp phần mang lại sự an toàn và bình yên cho cuộc sống của bản thân và những người xung quanh. Vì những điều có thể mang lại sự bình yên, thì nhiều khi nó còn to lớn hơn rất nhiều thứ vật chất, và đó cũng chính là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi thành viên của đội.

(Theo THU THỦY/vovgiaothong.vn)

Lượt xem: 617
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006185307
  •  Đang online: 190
  •  Trong tuần: 190
  •  Trong tháng: 211.181
  •  Trong năm: 2.789.220