NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Người làm nên thương hiệu cà phê Chư Mui In trang
06/10/2023 08:15 SA

Với mong muốn hương vị cà phê Arabica của xã Lát được mọi người biết đến như một “đặc sản riêng” của vùng đất này, anh Liêng Jrang Ha Hoang, một người con của buôn làng, một nông dân thực thụ có niềm đam mê trồng cà phê đã xây dựng nên thương hiệu cà phê rang xay Chư Mui.

Thương hiệu cà phê Chư Mui đã trở thành “đặc sản riêng” của xã Lát được nhiều người biết đến, là cơ sở tiêu biểu trong sản xuất, tiêu thụ cà phê hữu cơ tại địa phương và cà phê Chư Mui vinh dự là sản phẩm OCOP đạt chuẩn 3 sao của huyện Lạc Dương. Anh Liêng Jrang Ha Hoang đã làm nên một câu chuyện thành công bằng tình yêu và sự kiên trì từ niềm đam mê của mình.

Anh Liêng Jrang Ha Hoang bên hệ thống phơi sấy cà phê của gia đình
Anh Liêng Jrang Ha Hoang bên hệ thống phơi sấy cà phê của gia đình

Đến thăm quán cà phê ngay đầu thôn Đạ Nghịt - xã Lát, chúng tôi ấn tượng bởi mô hình vừa sản xuất, vừa rang xay, vừa bán cà phê thành phẩm của gia đình nông dân Liêng Jrang Ha Hoang. Nhâm nhi chút hương vị trà được làm từ vỏ cà phê, anh Ha Hoang bắt đầu câu chuyện của mình bằng sự niềm nở, anh kể: Nhiều năm về trước gia đình anh cũng như bao bà con trong xã, chủ yếu trồng cà phê theo tập quán truyền thống nên năng suất và chất lượng cà phê không cao. Quy trình chăm sóc đến khâu thu hoạch, bảo quản không được đảm bảo; mặt khác giá cả bấp bệnh, chi phí vật tư đầu vào tăng cao và sự thay đổi bất thường của thời tiết nên đời sống gặp rất nhiều khó khăn. Năm 2019, được sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước thông qua Dự án SNV, anh Ha Hoang đã tham gia chuỗi liên kết hợp tác xã cà phê. Tham gia hợp tác xã, anh và các thành viên trong tổ được trao đổi kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê; được hướng dẫn và định hướng về sản xuất cà phê theo hướng bền vững. Nhất là được hỗ trợ các loại vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, được hỗ trợ máy chế biến ướt, máy chế biến khô, máy đo độ PH, rang xay… Với mong muốn xây dựng nên một thương hiệu cà phê cho bản thân, năm 2020, anh đã đứng ra thu mua toàn bộ cà phê của các thành viên trong tổ hợp tác và chế biến tại nhà. Đến năm 2022, với mong muốn bà con được thưởng thức cà phê do chính mình sản xuất, anh quyết định mở quán cà phê ngay tại nhà.

Với sự hỗ trợ của Dự án SNV, anh Liêng Jrang Ha Hoang đã học được quy trình kỹ thuật từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc, lựa chọn nguyên liệu cho đến rang, xay, chế biến, đóng gói và bảo quản để có được loại cà phê ngon, chất lượng, an toàn, phù hợp với từng loại đối tượng. Nhờ đó, anh đã tự tin tạo ra sản phẩm cà phê độc đáo mang tên Chư Mui, được sản xuất và chế biến hoàn toàn bởi người dân tộc bản địa. Chư Mui trở thành niềm tự hào cho cộng đồng của anh và truyền cảm hứng cho nhiều người khác ở vùng sâu, vùng xa cùng nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê.

Sản phẩm cà phê mang thương hiệu Chư Mui
Sản phẩm cà phê mang thương hiệu Chư Mui

Hiện tại gia đình anh Ha Hoang sản xuất 02 dòng cà phê chính là Robusta và Arabica. Các dòng cà phê này đều tự tay anh làm bằng phương pháp thủ công, từ cách lựa chọn, phơi, rang đến khi thành phẩm. Theo anh Ha Hoang, việc áp dụng quy trình chăm sóc theo hướng hữu cơ không những tăng giá trị ngành hàng cà phê mà còn góp phần bảo vệ môi trường khi người dân không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại, phân bón hóa học, đã làm tăng độ phì nhiêu, tơi xốp của đất, góp phần tăng năng suất cho cây trồng vụ sau và giảm sâu bệnh. Nhờ đó, các vườn cà phê chè phát triển ổn định, cây xanh tốt. Các hộ dân đã thực hiện chăm sóc, tỉa cành, làm cỏ, bón phân... cho vườn theo đúng kỹ thuật. Năng suất trung bình của mô hình sản xuất cà phê hướng hữu cơ đạt 2,8 tấn nhân khô/ha. Hơn nữa cà phê hữu cơ cũng được bán với giá tốt hơn so với cà phê truyền thống với giá bán cà phê nhân khô 150.000 đồng/kg, sẽ cho tổng thu nhập khoảng 420 triệu đồng/ha/năm. Hiện cà phê thành phẩm được anh Ha Hoang bán với giá 300 nghìn đồng/kg.

Với lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện khí hậu, đất đai, chất lượng cà phê ở Lạc Dương nói chung và ở xã Lát nói riêng rất thơm ngon; do đó, hiện nay nhiều công ty bắt đầu liên kết sản xuất và tiêu thụ cà phê cho bà con, giúp cà phê vừa tăng năng suất, vừa có giá bán cao hơn mặt bằng thị trường chung và so với các năm trước. Đặc biệt là việc hình thành vùng cà phê canh tác theo hướng hữu cơ để hợp nhất quy trình sản xuất cũng như tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm, từ đó nâng cao giá trị cho sản phẩm cà phê. Vì vậy, thời gian tới, để giúp nâng cao doanh thu, tận dụng tối đa các phụ phẩm, anh Liêng Jrang Ha Hoang sẽ thu hút thêm nhiều thành viên vào tổ hợp tác và mở rộng diện tích hữu cơ; đồng thời đẩy mạnh phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm thiên về cà phê hữu cơ, mở rộng thị trường tiêu thụ, cũng như nâng cao giá trị hạt cà phê.

 P.P

Lượt xem: 735
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 005913473
  •  Đang online: 161
  •  Trong tuần: 58.172
  •  Trong tháng: 229.604
  •  Trong năm: 2.517.386