NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Hương cà phê nơi chân đồi Yu Mơnang In trang
31/03/2020 08:27 SA

Mong muốn hương vị cà phê Đạ Sar (huyện Lạc Dương) sẽ được mọi người biết đến như một “đặc sản riêng” của vùng đất này, cô gái trẻ có tên Liêng Jrang K’Chăm (30 tuổi) từ chối nhiều cơ hội nơi thị thành, trở về quê hương xây dựng nên thương hiệu cà phê rang xay Yũ M’ Nang được nhiều người biết đến.

Bỏ phố về quê, K’Chăm đã tự tạo nên thương hiệu cà phê và xây dựng nên “đặc sản riêng” cho vùng đất Đạ Sar
Bỏ phố về quê, K’Chăm đã tự tạo nên thương hiệu cà phê và xây dựng nên “đặc sản riêng” cho vùng đất Đạ Sar

Tìm hướng đi mới

Tôi tình cờ được biết đến K’Chăm - một cô gái trẻ đang là chủ nhân của tiệm cà phê dưới chân đồi Yu Mơnang (tại Thôn 4, xã Đạ Sar) và hẹn gặp chị vào ngày trung tuần. Mời chúng tôi vào quán, cô gái người đồng bào dân tộc K’Ho bắt đầu câu chuyện của mình bằng sự niềm nở khi thấy những vị khách lạ ghé thăm.

Nhâm nhi chút hương vị cà phê sáng, K’Chăm kể, năm 2012 cô tốt nghiệp Khoa Ngoại ngữ chuyên ngành Tiếng Anh của Trường Đại học Đà Lạt. Khi còn ngồi trên giảng đường đại học, cô tận dụng khoảng thời gian sinh viên để làm gia sư nhằm có thêm tiền trang trải cho cuộc sống và bổ sung vốn kiến thức ngoại ngữ cho bản thân. Sau khi tốt nghiệp, cô trở về Trường Tiểu học Đạ Sar làm giáo viên hợp đồng dạy tiếng Anh.

Khoảng thời gian đứng giảng không được lâu, cô luôn trăn trở và quyết định hướng đi mới cho tương lai. Một ý nghĩ táo bạo xuất hiện trong đầu, K’Chăm dừng lại công việc hiện tại và theo đuổi đam mê làm cà phê sạch dù bố mẹ và bạn bè khuyên can.

K’Chăm cho hay: “Vốn từ khi còn nhỏ, tôi đã “mê” hương vị cà phê tại quê nhà nên nuôi hi vọng sẽ có một ngày những hạt cà phê ấy được chính bàn tay mình tạo ra và có một thương hiệu riêng. Cũng vì những điều ấy, ngay sau khi quyết định gác lại công việc giảng dạy, tôi khăn gói lên thành phố để bước đầu đến gần hơn với cà phê rang xay”.

Cô may mắn được nhận vào làm ở một công ty cà phê Hàn Quốc tại thành phố Đà Lạt. K’Chăm nói, xuất phát điểm là một sinh viên có vốn tiếng Anh khá tốt nên cô nhanh chóng hòa nhập và dễ dàng học hỏi cách thức rang xay tại đây.

“Trong quá trình làm việc, tôi được tiếp xúc nhiều với cách thức làm cà phê. Càng tìm hiểu, tôi lại càng yêu hơn hương vị cà phê nơi phố núi. Rồi chợt nghĩ rằng, tại sao ở quê mình cũng có thứ này nhưng bà con lại không được thưởng thức, thay vào đó là phải ra ngoài để mua cà phê chế biến của người khác” - K’Chăm tâm sự.

Và K’Chăm quyết định về lại Đạ Sar - nơi đã nuôi dưỡng nguồn cảm hứng và tạo động lực để cô có thể hoàn thành nốt phần việc còn lại.

Quán đặc biệt, thương hiệu riêng

Mê mẩn cà phê đến lạ lùng, tháng 7/2019, cô trở về Đạ Sar mở quán cà phê rộng chừng 40 m2 dưới chân đồi Yu Mơnang.

Nằm yên bình nơi vùng quê, không gian quán thu hút những vị khách xa bằng sự mộc mạc, gần gũi, thân thương. Tò mò ngay khi đọc được tên quán, K’Chăm giải thích cho chúng tôi nghe: “Bạn thấy ngọn đồi kia chứ, đấy là ngọn đồi cao của Đạ Sar quê tôi. Tôi muốn lấy một địa danh của quê hương để khi sản phẩm có thương hiệu thì họ sẽ nhớ ngay tới Đạ Sar. Theo như tôi biết trước nay, Yu có nghĩa là ngọn đồi, còn Mơnang là tên riêng của nó, tọa lạc nơi này, quán có tên Yu Mơnang, còn thương hiệu cà phê là Yũ M’ Nang”.

Cô gái người đồng bào dân tộc K’Ho tiết lộ thêm: “Chắc các bạn sẽ không biết được dòng cà phê Arabica lại có thể hiện hữu và được bà con trồng khá phổ biến ở đây đâu nhỉ. Thường dòng này sẽ được trồng nhiều ở các vùng Cầu Đất hay Lang Biang nhưng ở nơi này, dòng Arabica cũng nhiều lắm đấy”.

Và có lẽ, đây cũng là một trong những lí do chính đã thôi thúc K’Chăm quyết xây dựng nên thương hiệu cà phê Yũ M’Nang và lấy đó làm “đặc sản riêng” cho quê hương cô.

Được bạn bè hỗ trợ một phần về chi phí mua máy móc, K’Chăm cố gắng tự tìm tòi, học hỏi thêm cách rang xay hay chỉ đơn giản là pha cà phê. “Hiện tại trong quán có 4 dòng cà phê chính là Arabica, Arabica vàng, Moka và Robusta. Các dòng cà phê này đều tự tay tôi làm bằng phương pháp thủ công, từ cách lựa chọn, phơi, rang đến khi thành phẩm. Trong 4 dòng tôi đang sử dụng thì dòng cà phê Arabica vàng là loại có giá trị và được nhiều người ưa dùng. Bởi với dòng cà phê này, khi ai đó thưởng thức sẽ cảm nhận được vị chua nhẹ mà không phải Arabica nơi nào cũng có thể có được. Đây cũng là điều đặc biệt của cà phê nơi đây” - K’Chăm chia sẻ.

Ngoài những hạt cà phê được cô lựa chọn tạo thành phẩm, số còn lại không đạt chất lượng, K’Chăm kết hợp để tạo nên một loại dầu gội được khách hàng trong và ngoài nước sử dụng. “Do những nguyên liệu chính trong dầu gội đều được làm từ tự nhiên nên khách hàng nước ngoài rất ưa chuộng và tin dùng. Thay vì những hạt cà phê mình bỏ đi thì tôi sử dụng nó kết hợp cùng bưởi, sả, bồ kết, hạt thủ ô, oải hương,... để tạo thành phẩm. Số lượng hàng làm ra chủ yếu xuất ra nước ngoài như Canada. Với giá bán là 220.000 đồng/chai khi xuất ra ngoài nước và trong nước là 180.000 đồng/chai” - K’Chăm nói.

Và không ai biết được rằng, chính những hương vị ngọt ngào của cà phê ấy đã tạo nên những sản phẩm đặc biệt. K’Chăm cho biết thêm, tháng 10/2019, sản phẩm cà phê sạch của cô vinh dự được tham gia Dự án Café REDD+ của Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) và đã nhận được tài trợ từ Tổ chức Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (ICI).

THÂN THU HIỀN

Nguồn: baolamdong.vn

Lượt xem: 1.367
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006521585
  •  Đang online: 509
  •  Trong tuần: 30.497
  •  Trong tháng: 201.498
  •  Trong năm: 201.498