NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Lạc Dương: Truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ để giữ gìn bàn sắc văn hóa người dân tộc bản địa In trang
09/09/2020 07:12 CH

Từ bao đời nay, cồng chiêng được coi là linh hồn trong đời sống văn hóa, tâm linh của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Bên cạnh việc lưu trữ những bộ cồng chiêng quý hiếm, để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị này, những nghệ nhân cồng chiêng trên địa bàn huyện Lạc Dương đã không ngừng nỗ lực truyền dạy cho thế hệ trẻ cách đánh cồng chiêng đúng vần, đúng điệu và lưu giữ những bài chiêng truyền thống.

Già Làng Kra Jan Ha Liêng truyền dạy cồng chiêng cho thanh niên xã Đạ Sar. Ảnh: Anh Tuấn
Già Làng Kra Jan Ha Liêng truyền dạy cồng chiêng cho thanh niên xã Đạ Sar. Ảnh: Anh Tuấn

Già làng Kra Jan Ha Liêng là một nghệ nhân đánh cồng chiêng ở thôn 3, xã Đạ Sar. Bao nhiêu năm qua, Già vẫn kiên trì, tích cực vận động con, cháu dòng họ và bà con buôn làng lưu giữ, bảo tồn văn hóa cồng chiêng. Bởi, đó là phần “hồn” của buôn làng và là báu vật của cha ông để lại. Tuy đã bước qua tuổi 90, nhưng vì đau đáu với việc giữ tiếng chiêng cho thế hệ mai sau, từ mấy năm nay, Già làng Ha Liêng đã tập hợp một số thanh niên trong thôn, trong xã để dạy đánh cồng chiêng cho đúng bài, đúng điệu. Nhờ sự hướng dẫn nhiệt tình của Già làng, tiếng cồng chiêng vang xa đã cuốn hút đông đảo các thanh niên trong xã. Dù thành viên trong đội cồng chiêng ai cũng bận rộn với công việc nương rẫy, nhưng cứ đều đặn một tháng một vài lần, các thành viên trong đội tụ họp lại để cùng nhau tập đánh cồng chiêng. Từ sự chỉ dạy của Già Ha Liêng, nhiều thanh niên trong xã đã có thể đánh tất cả các bài chiêng của dân tộc mình. Đến nay, xã Đạ Sar đã thành lập được Đội cồng chiêng gồm 06 thành viên, thường xuyên tham gia diễn tấu cồng chiêng trong các sự kiện văn hóa do xã tổ chức. Đây là nguồn động viên rất lớn, cổ vũ lớp trẻ tin yêu, gắn bó với cồng chiêng. Già làng Ha Liêng không dấu được niềm vui khi đám trẻ trong thôn hào hứng với việc học cồng chiêng cũng như biểu diễn loại hình nghệ thuật truyền thống của đồng bào K’Ho.

Thế hệ trẻ người đồng bào DTTS huyện Lạc Dương tích cực học đánh cồng chiêng để giữ gìn nét văn hóa của dân tộc. Ảnh: Anh Tuấn
Thế hệ trẻ người đồng bào DTTS huyện Lạc Dương tích cực học đánh cồng chiêng để giữ gìn nét văn hóa của dân tộc. Ảnh: Anh Tuấn

Hiện nay, trên địa bàn huyện Lạc Dương còn khoảng 200 bộ chiêng, số người biết sử dụng khoảng trên dưới 100 người và có khoảng 05 nghệ nhân biết chỉnh chiêng. Theo các nghệ nhân, cồng chiêng trước đây có 36 điệu, nhưng đến nay ít người có thể nhớ đủ số điệu mà chỉ nhớ được từ 9 đến 10 điệu thông dụng nhất. Trên địa bàn huyện hiện có 10 nhóm cồng chiêng quy mô hộ gia đình tại thị trấn Lạc Dương và 3 nhóm tại các khu du lịch Lang Biang, Làng Cù Lần, Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà; chủ yếu phục khách du lịch đến giao lưu. Ngoài ra, mỗi xã trong huyện đều có một đội cồng chiêng để phục vụ các hoạt động văn hóa, nghệ thuật cho nhân dân mỗi dịp lễ tết, cưới hỏi tại địa bàn. Trong các nhóm cồng chiêng, đa số các thành viên là thanh niên người dân tộc thiểu số tham gia; họ được truyền dạy từ thế hệ cha anh đi trước, từ các lớp truyền dạy cồng chiêng do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.

Để bảo tồn nét văn hóa của người bản địa, trong thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện luôn quan tâm đến công tác phát triển bản sắc văn hóa truyền thống này, nhất là truyền dạy cho thế hệ trẻ; ngành văn hóa huyện đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên qua tổ chức được 04 lớp truyền dạy văn hóa cồng chiêng cho thanh niên K’Ho. Từ chỗ không biết cầm chiêng, gõ chiêng, các em đã được các nghệ nhân truyền dạy những kỹ thuật đánh cồng chiêng, cách tấu một số bài chiêng truyền thống. Những lớp học như thế này không những giúp thế hệ trẻ ý thức về trách nhiệm của cá nhân trong việc phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mình mà còn gìn giữ và phát triển văn hóa cồng chiêng trong tương lai. 

Việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, mà còn góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của người dân tộc bản địa huyện Lạc Dương; từ đó tạo nên nguồn động lực để mỗi người dân vượt qua những khó khăn, vươn lên trong phát triển kinh tế, xã hội, giảm nghèo và cùng nhau xây dựng nông thôn mới tại địa phương.                                         

Phạm Phương

Lượt xem: 1.767
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006521400
  •  Đang online: 448
  •  Trong tuần: 30.312
  •  Trong tháng: 201.312
  •  Trong năm: 201.312