NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Tâm huyết gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc In trang
16/11/2023 08:27 SA

Gìn giữ nét đẹp bản sắc văn hóa các dân tộc là khát khao của biết bao người con đất Việt, đáng quý và tự hào hơn khi tình yêu này được lan tỏa và hành động từ chính trái tim và tâm hồn của những người con đồng bào các dân tộc thiểu số của Lâm Đồng. Họ vẫn ngày đêm thầm lặng làm việc, cống hiến với cái tâm và trách nhiệm với dân tộc mình.

Chị Ka Hem
Chị Ka Hem

CHỊ KA HEM - THÔN ĐỒNG ĐÒ, XÃ TÂN NGHĨA, HUYỆN DI LINH: LAN TỎA TÌNH YÊU CỒNG CHIÊNG VÀ GIỮ GÌN BẢN SẮC NGƯỜI K’HO QUA CÁCH LÀM DU LỊCH

Chị Ka Hem vinh dự là một trong 93 gương sáng đời thường vừa được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh tôn vinh. Trò chuyện với chúng tôi, chị tự hào nói: “Xuất phát từ niềm đam mê văn hóa văn nghệ, nhất là tiếng cồng chiêng, điệu múa của người K’Ho nên tôi đã cùng các bạn trẻ thành lập Câu lạc bộ Cồng chiêng thôn Đồng Đò, kiêm Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Trí thức trẻ huyện Di Linh - nơi hội tụ đoàn kết các bạn trẻ K’Ho cùng đam mê nghiên cứu, tìm hiểu, giữ gìn văn hóa cồng chiêng của dân tộc mình”.

Là người trẻ, Bí thư Chi đoàn nên Ka Hem thể hiện rõ tinh thần năng động, nhiệt huyết, thường xuyên kết nối đưa các thành viên đi trình diễn cồng chiêng, biểu diễn ở các điểm du lịch, homestay phục vụ du khách trong và ngoài nước. Vừa thể hiện những bài chiêng cùng các điệu múa xoang, các thành viên câu lạc bộ còn giới thiệu về phong tục, tập quán của người K’Ho tới du khách. Do tìm hiểu, tập luyện thường xuyên nên Câu lạc bộ Cồng chiêng Đồng Đò đã dần tạo được tiếng vang. Với tình yêu và trách nhiệm của người trẻ, Ka Hem đã và đang tiếp tục nuôi dưỡng, phát huy, gìn giữ nét đẹp văn hóa có giá trị này tại chính quê hương mình. 

Ka Hem chia sẻ thêm: “Câu lạc bộ được xây dựng xuất phát từ niềm đam mê, từ tình yêu, trách nhiệm đối với di sản văn hóa cồng chiêng, và rất may mắn, chúng tôi nhận được sự hỗ trợ, quan tâm, động viên, khích lệ của lãnh đạo địa phương nên có thêm động lực để vượt qua những khó khăn ban đầu và duy trì hoạt động thường xuyên hơn. Chúng tôi mong muốn có sự định hướng, tuyên truyền của chính quyền địa phương cũng như cơ quan chuyên môn để giúp gìn giữ lại những bộ chiêng của người K’Ho nhiều hơn. Vì theo phong tục, khi người chủ mất đi sẽ chôn những bộ chiêng theo người chết. Hiện nay, cồng chiêng đã dần bị mai một rất nhiều, thế hệ trẻ như chúng tôi và các em sau này sẽ ít được tiếp cận, biểu diễn từ những bộ chiêng quý của dân tộc. Bởi vậy, việc giảm bớt các hủ tục, để lưu giữ nét đẹp văn hóa cồng chiêng là hết sức quan trọng”…

Ông Cil Ha Ôn được tôn vinh “Gương sáng đời thường” lần thứ 2, năm 2023
Ông Cil Ha Ôn được tôn vinh “Gương sáng đời thường” lần thứ 2, năm 2023

ÔNG CIL HA ÔN - THÔN 3, XÃ ĐẠ SAR, HUYỆN LẠC DƯƠNG: NGHỆ NHÂN CỒNG CHIÊNG GIÀU TÂM HUYẾT

Ông kể, từ những năm 1940, khi còn nhỏ, ông theo bố mẹ sản xuất và tham gia các hoạt động lễ hội có sử dụng điệu chiêng, bản thân ông sau đó không ngừng nghiên cứu, học hỏi các điệu chiêng từ các cụ ông giàu kinh nghiệm; học các nghi lễ tổ chức như: Mừng lúa mới, cúng thần Núi, thần Sông trước khi khai nương làm rẫy cầu cho mùa màng bội thu. Ông thường xuyên được theo các cụ đi đánh chiêng ở các buôn bạn, huyện bạn như: Đam Rông, Lâm Hà, Đức Trọng… Cùng với năng khiếu và tình yêu được đưa vào tiếng chiêng, ngoài những hiểu biết về các điệu chiêng, bản thân ông còn biết thổi sáo, thổi kèn (m’bót, rơ kêl…), đánh Chơng gong, hát chèo đối đáp… rất hay và thu hút người nghe. Ông Ha Ôn nhanh chóng tạo được uy tín, thương hiệu và đến năm 2013, ông vinh dự được Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Lâm Đồng trao Giấy chứng nhận Nghệ nhân Cồng chiêng tỉnh Lâm Đồng.

Không dừng lại ở đó, nghệ nhân Ha Ôn còn khát khao truyền dạy cho các thế hệ trẻ để lưu giữ, bảo tồn không gian văn hóa cồng chiêng. Nhiều năm trước, nghệ nhân Ha Ôn cùng các nghệ nhân khác mở lớp và truyền dạy cho trên 60 học viên ở các lứa tuổi. Từ đây đã phát hiện, đào tạo, nuôi dưỡng nhiều tay chiêng xuất sắc như: Liêng Jrang Ha Xia, Liêng Jrang Ha Nhíp, Kră Jăn Ha Thuận…

Ngoài việc trực tiếp cầm tay chỉ dạy đánh chiêng, các nghệ nhân còn kết hợp tuyên truyền, nâng cao nhận thức về ý nghĩa và giá trị của văn hóa cồng chiêng - nét bản sắc đáng quý cần được đồng bào cùng lưu giữ, phát huy trong gia đình, dòng tộc, con cháu. Ông còn kết hợp tuyên truyền cho các thế hệ trẻ sống “tốt đời đẹp đạo”, chấp hành nghiêm quy định của Đảng, Nhà nước, các quy ước, hương ước của thôn và chăm chỉ làm ăn, có ý thức xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.

(Theo NGUYỆT THU/baolamdong.vn)

Lượt xem: 541
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006515531
  •  Đang online: 255
  •  Trong tuần: 24.443
  •  Trong tháng: 195.444
  •  Trong năm: 195.444