NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Điểm sáng trong công tác giảm nghèo In trang
01/06/2022 02:18 CH

Xã Lát (huyện Lạc Dương) có 678 hộ, gần 3.200 nhân khẩu, với 71% là đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) và đang còn 46 hộ nghèo là ĐBDTTS, hiện có mức dư nợ bình quân/khách hàng cao nhất huyện Lạc Dương (75 triệu đồng), nhưng không có nợ quá hạn, không có nợ khoanh, với tổng dư nợ là 46.107 triệu đồng/614 khách hàng (90,56% số hộ)… giúp Lạc Dương trở thành điểm sáng trong công tác giảm nghèo.

Bà Dà Cát K’Grop (mặc bộ trang phục truyền thống) cùng Đoàn Công tác của NHCSXH tại Thôn Păng Tiêng 1
Bà Dà Cát K’Grop (mặc bộ trang phục truyền thống) cùng Đoàn Công tác của NHCSXH tại Thôn Păng Tiêng 1

HIỆU QUẢ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH Ở PĂNG TIÊNG 1

Hộ bà Nguyễn Thị Ngọc và con trai là anh Nguyễn Văn Tuân đang có dư nợ cao nhất Tổ Tiết kiệm và Vay vốn (TK&VV) của Hội Cựu chiến binh Thôn Păng Tiêng 1 là 170 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH), gồm các khoản vay của Chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường, vùng khó khăn và giải quyết việc làm. Vốn vay ưu đãi đã giúp bà con có vốn mở rộng sản xuất kinh doanh. Bà Ngọc ví dụ, thay vì năng lực của gia đình chỉ làm được 1 sào, thì khi có vốn hỗ trợ, mình làm được 2 sào; mùa này làm được 2 sào, mùa sau có thể tăng lên 4 sào… Gia đình bà đang duy trì sản xuất 3 ha cúc và hồng môn, vay vốn của NHCSXH và Agribank. Gia đình bà trồng hoa cúc xuất khẩu sang Hàn Quốc, trước đây trồng gia công cho Dalat Hasfarm.

Cùng ở Thôn Păng Tiên 1, xã Lát, các hộ gia đình của bà Nguyễn Thị Ngà có 5 sào cúc và cát tường xuất khẩu; hay ông Nguyễn Văn Giao có 1 ha chanh dây hữu cơ và 4 sào cà phê… đều khẳng định, có vốn mới đầu tư sản xuất quy mô được, nhưng vay vốn của NHCSXH thuận lợi hơn vì đơn giản, thời hạn lâu, lãi suất không đáng kể. Nay, lại có nhiều chương trình mới, như cho vay hỗ trợ ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19,  mua máy tính học đường... Ngoài ra, vừa mới đây, đường vào Păng Tiêng đã được trải nhựa nên đi lại, vận chuyển vật tư, hàng hóa thuận lợi hơn rất nhiều.

Bà Nguyễn Thị Thúy - Tổ trưởng Tổ TK&VV của Hội Cựu chiến binh Thôn Păng Tiên 1, xã Lát, cho biết: Tổ có 57 thành viên, vay vốn đầu tư nhà kính sản xuất nông nghiệp, chăm sóc cà phê, xây dựng công trình vệ sinh và nước sạch, mua máy tính cho con... đều sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả và không xâm tiêu. Đặc biệt, trong thôn có bà K’Grop là người chịu khó làm ăn. Có tới 2 ha cà phê, nhưng bà không bán vườn, bán đất. Người nhỏ nhắn vậy chứ ngày nào cũng ra vườn không phải thuê mướn ai. Ngày rảnh rỗi, bà còn đi làm thuê để có tiền thêm phân tro, rau mắm… Gia đình có 4 mẹ con, 2 con trai bà thay nhau đi bộ đội, còn cô gái út đang học phổ thông.

Bà Dà Cát K’Grop đang vay 50 triệu vốn hộ nghèo để chăm sóc 2 ha cà phê. Bà được vay vốn tín dụng chính sách từ năm 2006 theo diện hộ nghèo và vay đi vay lại với các định mức là 10 triệu, rồi 20 triệu, 30 triệu… và đến nay đã chính thức thoát nghèo. Bà cho biết, sau khi trả hết vốn nợ 50 triệu vào tháng tới, bà sẽ tiếp tục vay vốn hộ cận nghèo - “không đủ vốn thì vay lại”, bà K’Grop khẳng định. Gia đình bà cũng vừa được Huyện đội xây tặng “Nhà nghĩa tình đồng đội” ngay cạnh ngôi nhà ván cũ của gia đình.

CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO Ở LẠC DƯƠNG

Ông K’Síu - Chủ tịch UBND xã Lát, thông tin thêm về những khó khăn qua nắm bắt tình hình thực tế từ các hội đoàn thể và bà con, là: do sản xuất theo vụ mùa, nên có tháng không có thu nhập khó trả lãi. Tuy nhiên, bà con và các hội đoàn thể đều nỗ lực, hiện không còn hộ nợ quá hạn. Xã đạt tiêu chí nông thôn mới từ năm 2018, một phần nhờ nguồn vốn của NHCSXH hỗ trợ hộ nghèo và các hộ gia đình chính sách khác. Xã Lát nay chỉ còn 1 thôn thuộc vùng khó khăn là Thôn Păng Tiêng 1, nhưng chắc chắn sẽ khởi sắc trong thời gian tới. Dù vậy, nguồn vốn người dân vẫn cần, nên chúng tôi đề xuất NHCSXH giúp Nhân dân tiếp cận các nguồn vốn khác để tiếp tục duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh…

Theo ông Cil Poh - Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương: Lạc Dương có trên 70% dân là ĐBDTTS, nên nhận được nhiều sự hỗ trợ từ Trung ương, địa phương đến các doanh nghiệp, cá nhân. Nhưng đặc biệt, vốn tín dụng chính sách của NHCSXH như một điểm sáng trong công tác giảm nghèo, giúp địa phương giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 8,6% (chuẩn nghèo đa chiều), góp phần nâng cao đời sống cho người dân nghèo và hỗ trợ địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội. Dù vậy, Lạc Dương vẫn còn hạn chế, khi 5 xã nông thôn mới không còn nguồn vốn vay vùng khó khăn; dư nợ cho vay học sinh, sinh viên rất thấp do không có nhu cầu; huy động tiết kiệm thấp… Hiện, huyện còn 96 hộ khó khăn về nhà ở đã có nguồn ngân sách nhưng phải chờ bà con có vốn đối ứng.

Bà Lê Thị Thêu - Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, thành viên HĐQT NHCSXH, cho biết: Sau khi làm việc với 2 tổ TK&VV cùng 10 hộ gia đình, chúng tôi ghi nhận các hộ đã thực hiện gói vay đúng mục đích,… nhất là các gói vay theo Nghị quyết 11. Việc phối hợp giữa các tổ trưởng Tổ TK&VV với các thành viên rất tốt trong việc sâu sát hộ vay, thời hạn trả lãi, trả vốn, tư vấn các gói vay mới...; dù vậy, cũng cần truyền thông liên tục để nhắc nhở người dân về các thời hạn trả lãi và trả vốn giúp người vay có trách nhiệm với NHCSXH. Công chức Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cần nắm thêm các đối tượng để kịp thời nắm bắt các đối tượng hộ nghèo phát sinh để được hưởng nhiều chính sách khác ngoài vay vốn, cũng như nắm thông tin hộ thoát nghèo…

LÊ HOA

Nguồn: baolamdong.vn

Lượt xem: 440
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 004468809
  •  Đang online: 52
  •  Trong tuần: 350
  •  Trong tháng: 137.017
  •  Trong năm: 1.072.722