NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Khi lực lượng dự bị động viên tham gia quản lý bảo vệ rừng In trang
20/02/2023 09:23 SA

Được thành lập vào tháng 5/2022, sau gần 9 tháng hoạt động, mô hình thí điểm “Tổ dự bị động viên tham gia quản lý, bảo vệ rừng” tại xã Đạ Sar đã có đóng góp tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại địa phương.

Chốt Quản lý bảo vệ và PCCC rừng tại tiểu khu 144A - nơi các thành viên trong Tổ dự bị động viên của xã Đạ Sar tham gia trực gác bảo vệ rừng hàng ngày, hàng giờ và hàng đêm
Chốt Quản lý bảo vệ và PCCC rừng tại tiểu khu 144A - nơi các thành viên trong Tổ dự bị động viên của xã Đạ Sar tham gia trực gác bảo vệ rừng hàng ngày, hàng giờ và hàng đêm

Xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương có diện tích rừng và đất lâm nghiệp khá lớn, hơn 20.177 ha; trong đó, đất có rừng là gần 19.900 ha. Những năm gần đây, công tác quản lý, bảo vệ rừng tại xã Đạ Sar khá phức tạp, số vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp hàng năm đều cao, hành vi phá rừng rất tinh vi, được coi là một trong địa bàn “nóng” của huyện Lạc Dương về quản lý, bảo vệ rừng. Từ thực tiễn trên, tháng 5/2022, xã Đạ Sar đã thành lập mô hình thí điểm “Tổ dự bị động viên tham gia quản lý, bảo vệ rừng” nhằm phát huy tinh thần chủ động, tích cực của lực lượng này trong công tác quản lý, bảo vệ rừng ở địa phương. Ông Liêng Jrang Ha Rô Ky - Chủ tịch UBND xã Đạ Sar cho biết: “Trước thực trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp tại xã Đạ Sar trong 6 tháng đầu năm 2022 diễn biến phức tạp, là địa phương xảy ra nhiều vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, đặc biệt là các tiểu khu 144A, 142, 143 giáp ranh với phường 12 và phường 8 thành phố Đà Lạt, nhiều hộ đân ở các khu vực này có đất sản xuất giáp ranh với địa phương thường lợi dụng lấn chiếm, phá rừng trái phép với hành vi rất tinh vi gây khó khăn, phức tạp cho công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phương. Vì vậy, xã Đạ Sar quyết định thành lập thí điểm mô hình Tổ nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng từ lực lượng dự bị động viên của xã, bởi đây là lực lượng đã từng tham gia trong quân ngũ, có tinh thần kỷ luật tốt, sẽ là lực lượng nòng cốt làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng tại địa phương”.

Những ngày đầu thành lập “Tổ dự bị động viên tham gia quản lý, bảo vệ rừng” của xã Đạ Sar có 10 thành viên tham gia. Họ đều là lực lượng dự bị động viên của địa phương, có tuổi đời còn khá trẻ và đặc biệt là có tính kỷ luật cao trong công việc. Dưới sự điều hành của anh K’ Lê - Tổ trưởng cũng là Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã, hàng ngày các thành viên trong tổ được giao nhiệm vụ trực chốt và tham gia quản lý, bảo vệ 253,61 ha rừng tại Tiểu khu 144A thuộc lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đạ Nhim quản lý. Toàn bộ diện tích này đều là rừng thông tự nhiên, xung quanh bìa rừng lại có rất nhiều hộ dân ở địa phương và một số phường của thành phố Đà Lạt canh tác nông nghiệp xen kẽ - là một trong những điểm “nóng” về tình trạng phá rừng, khai thác khoáng sản trái phép của xã Đạ Sar những năm gần đây, do vậy chỉ cần một chút lơ là, chủ quan là có thể để mất rừng hoặc xảy ra cháy rừng. Ý thức được nhiệm vụ giao, bám sát sự chỉ đạo của Đảng ủy, UBND xã và sự hướng dẫn nghiệp vụ của cán bộ Trạm Quản lý bảo vệ rừng Đa Ra Hoa, Tổ trưởng K’ Lê đều đặn hàng tuần đều tổ chức họp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên với quy định thưởng, phạt rõ ràng nhằm khuyến khích thành viên trong tổ thực hiện tốt nhiệm vụ. Tổ trưởng K’ Lê nhấn mạnh: “Là những người lính xuất ngũ trở về địa phương, chúng tôi rất vui và cảm ơn lãnh đạo các cấp đã tin tưởng giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng. Chúng tôi luôn phân công công việc một cách rõ ràng, thực hiện trực gác tại chốt đúng quy định và thường xuyên đi tuần tra bảo vệ rừng, nhất là vào ban đêm. Tổ cũng có quy chế làm việc rõ ràng, nếu thành viên nào trong tổ không làm tốt công việc, bị nhắc nhở 3 lần trở lên là sẽ kiên quyết thanh lý hợp đồng; anh em nào làm tốt thì có động viên, khen thưởng”.

Anh K’Lê - Chủ tịch Hội CCB xã Đạ Sar, Tổ trưởng Tổ dự bị động viên tham gia quản lý, bảo vệ rừng họp triển khai, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ
Anh K’Lê - Chủ tịch Hội CCB xã Đạ Sar, Tổ trưởng Tổ dự bị động viên tham gia quản lý, bảo vệ rừng họp triển khai, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ

Tại chốt trực gác cửa ngõ vào rừng tại Tiểu khu 144A, đều đặn hàng ngày các thành viên trong tổ luân phiên nhau chia ca trực 2 người 1 ngày, đảm bảo không rời chốt 24/24 giờ để kiểm soát mọi hoạt động khai thác, vận chuyển lâm sản, khoáng sản trái phép, phòng cháy chữa cháy rừng. Bên cạnh đó, hàng tuần, họ phân chia thành nhiều nhóm, thay nhau đi tuần tra rừng nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn các vụ việc vi phạm. Ngoài ra còn chủ động phối hợp với cán bộ kiểm lâm địa bàn thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát khi được huy động. Trèo đồi, vượt suối, băng rừng sâu, giữa cái nắng khô hanh của mùa khô, hay những ngày mưa gió, nguy hiểm, vất vả xen lẫn mệt nhọc nhưng các thành viên trong tổ không hề nản chí bởi họ là những người lính đã được rèn luyện trong quân ngũ, có sức khỏe, tinh thần kỷ luật cao. Nhờ vậy, mô hình “Tổ dự bị động viên tham gia quản lý, bảo vệ rừng” tại xã Đạ Sar tuy mới chỉ thí điểm và đi vào hoạt động chưa đầy 9 tháng đã phát huy được hiệu quả rõ rệt. Từ một điểm nóng, đến nay tình trạng phá rừng, khai thác khoáng sản trái phép tại Tiểu khu 144A đã giảm rõ rệt, góp phần giúp xã Đạ Sar giảm trên cả 3 tiêu chí vi phạm Luật Lâm nghiệp trong năm 2022. Anh Nguyễn Thế Hùng - Cán bộ QLBVR trạm Đa Ra Hoa thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim khẳng định: “Từ khi mô hình thí điểm tổ nhận khoán quản lý bảo vệ rừng từ lực lượng dự bị động viên của xã Đạ Sar đi vào hoạt động, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp tại Tiểu khu 144A đã giảm hẳn. Nếu như tại khu vực này, các năm trước bình quân mỗi năm đều xảy ra từ 6 đến 8 vụ thì năm 2022 chỉ còn xảy ra 4 vụ và đều được phát hiện kịp thời. Nói chung, tinh thần làm việc của anh em trong tổ rất tích cực, không nề hà khó khăn vất vả, nhiều khi có vụ việc xảy ra trong đêm, chúng tôi huy động là đều có mặt kịp thời”.

Các thành viên trong tổ luân phiên trực, tuần tra bảo vệ rừng
Các thành viên trong tổ luân phiên trực, tuần tra bảo vệ rừng

Không chỉ thu được hiệu quả tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, mô hình thí điểm “Tổ dự bị động viên tham gia quản lý bảo vệ rừng” tại xã Đạ Sar còn tạo được sức lan tỏa, thu hút số thanh viên tham gia hiện nay lên khá đông với 17 thành viên. Họ - những người lính năm xưa, nay đã xuất ngũ trở về địa phương vẫn đang tiếp tục phát huy tinh thần của người lính Cụ Hồ, không ngại khó, ngại khổ, ngày đêm góp sức, giữ màu xanh cho cánh rừng quê hương. Có thể khẳng định mô hình “Tổ dự bị động viên tham gia quản lý bảo vệ rừng” tại xã Đạ Sar là một mô hình hay cần được nhân rộng, để góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng tại huyện Lạc Dương.    

Nguyễn Hiền - Đức Sâm

Lượt xem: 537
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 004049841
  •  Đang online: 33
  •  Trong tuần: 46.595
  •  Trong tháng: 137.166
  •  Trong năm: 653.754