NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Lạc Dương - vùng đất cho những trải nghiệm In trang
16/04/2021 10:20 SA

Đến Đà Lạt có nghĩa du khách thực sự muốn tìm cho mình một nơi sống chậm để nghỉ dưỡng lấy lại năng lượng. Với Lạc Dương, đơn thuần đó lại là sự trải nghiệm, là khám phá.

Lạc Dương - Điểm đến du khách không thể bỏ qua - Video: V.B - N.H

Lạc Dương (Lâm Đồng) vùng đất thấm đẫm văn hóa bản địa của cộng đồng dân tộc K'Ho, nơi đây như một đồng bằng ở trên cao được Khu dự trữ sinh quyển thế giới Lang Biang và Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà ôm trọn.

Cảnh sắc tươi đẹp, khí hậu trong lành, con người thân thiện, hiếu khách đã giúp cho Lạc Dương gần đây trở thành một thỏi nam châm lôi cuốn nhiều bước chân du khách tìm đến.

Về với vùng đất ấy, là bạn được đắm mình vào thiên nhiên tươi đẹp, được tận hưởng không gian văn hóa đậm đặc huyền tích của người bản địa, được chếnh choáng trong men rượu cần, chung chiêng bên bếp lửa dưới những nóc nhà dài, được hiểu thêm giá trị của “một nắng hai sương” bên những thung lũng rau, hoa ngút ngàn tầm mắt.

Đồi cỏ hồng nằm trong khuôn viên khu du lịch quốc gia Đankia - Suối Vàng, huyện Lạc Dương - Ảnh: Đ.V.B
Đồi cỏ hồng nằm trong khuôn viên khu du lịch quốc gia Đankia - Suối Vàng, huyện Lạc Dương - Ảnh: Đ.V.B

Không giống với Đà Lạt, một điểm đến có thương hiệu mang tầm quốc gia, du lịch Lạc Dương vẫn còn được biết đến dưới dạng tiềm năng. Và cũng khác với Đà Lạt, ít nhiều đã bị cơn lốc đô thị hóa, sự quy hoạch thiếu bài bản làm biến dạng nhiều giá trị riêng có, Lạc Dương vẫn còn tạo cho du khách nhiều cung bậc cảm xúc bởi sự nguyên sơ mà thiên nhiên ban tặng.

Dù vẫn còn phải “nương nhờ” thương hiệu Đà Lạt để tạo tiền đề cho lộ trình nâng tầm du lịch của địa phương nhưng với những thế mạnh sẵn có, Lạc Dương cũng đã đang dần tạo cho mình trở thành một điểm đến đầy lý thú.

Đến Đà Lạt có nghĩa du khách thực sự muốn tìm cho mình một nơi sống chậm để nghỉ dưỡng lấy lại năng lượng. Với Lạc Dương, đơn thuần đó lại là sự trải nghiệm, là khám phá. Sự trải nghiệm đó là hành trình để mỗi người thấy tôn trọng hơn với thiên nhiên, biết trân quý và giữ gìn truyền thống tốt đẹp của những giá trị văn hóa bản địa.

Tái hiện lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc K'Ho ở huyện Lạc Dương - Ảnh: L.D
Tái hiện lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc K'Ho ở huyện Lạc Dương - Ảnh: L.D

Nếu để làm phép so sánh đơn thuần với những địa điểm du lịch khám phá thiên nhiên và trải nghiệm đời sống văn hóa cư dân bản địa nổi tiếng khác trong nước, không khó để khẳng định Lạc Dương tự thân đang có rất nhiều ưu thế.

Cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, với nhiều địa danh nổi tiếng như đỉnh núi Bidoup được mệnh danh “Nóc nhà Tây Nguyên” với độ cao trên 2.000m so với mực nước biển; Lang Biang - Khu dự trữ sinh quyển thế giới thứ 9 của Việt Nam; Khu du lịch Đan Kia - Suối Vàng đã được Chính phủ phê duyệt đầu tư, khai thác.

Đặc biệt, với độ che phủ rừng lên tới 85%, hệ thống sông, hồ, thác nước đa dạng, rừng bảo tồn nguyên sinh với nguồn động thực vật đa dạng, quý hiếm... Đây thực sự là “tài sản” vô giá để Lạc Dương “thức giấc” trở thành một điểm đến lý tưởng về du lịch sinh thái, giáo dục môi trường, nghỉ dưỡng và canh nông.

Đồi Radar trên đỉnh Lang Biang huyền thoại tại huyện Lạc Dương - Ảnh: L.D
Đồi Radar trên đỉnh Lang Biang huyền thoại tại huyện Lạc Dương - Ảnh: L.D

Không những thế, mảnh đất Lạc Dương còn chứa đựng trong mình nhiều sắc màu đa dạng với các sản vật, sản phẩm văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa được lưu giữ và tiếp biến qua rất nhiều thế hệ như lễ hội mừng lúa mới, lễ ăn trâu, lễ cưới cổ truyền... hay các ngành nghề thủ công truyền thống như làm rượu cần, đan lát, dệt thổ cẩm...

Tiềm năng du lịch của Lạc Dương liệu có sớm được đánh thức để trở thành một thương hiệu? Không khó để tìm câu trả lời. Bởi khi xác định đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của huyện trong tương lai, chính quyền địa phương đã luôn đặt hai vấn đề cơ bản mang giá trị nhân văn, bằng những nghị quyết xuyên suốt qua các nhiệm kỳ.

Theo chia sẻ của ông Sử Thanh Hoài - chủ tịch UBND huyện Lạc Dương, đó là: “Làm du lịch phải tạo điều kiện cho người nghèo được tham gia cung cấp các sản phẩm, qua đó cải thiện đời sống, xóa đói, giảm nghèo. Đồng thời, với tất cả các nhà đầu tư, điều kiện tiên quyết là không được tác động đến môi trường thiên nhiên”.

Làng Cù Lần - địa điểm du lịch được du khách trong và ngoài nước tìm đến khi đến huyện Lạc Dương - Ảnh: L.C.L cung cấp
Làng Cù Lần - địa điểm du lịch được du khách trong và ngoài nước tìm đến khi đến huyện Lạc Dương - Ảnh: L.C.L cung cấp

Tiếp nối những thông điệp ấy, chính những người tìm đến với Lạc Dương để đầu tư du lịch cũng luôn tâm niệm bằng mọi cách để vun đắp, gìn giữ.

“Ở đây chúng tôi luôn nhẫn nại mỗi ngày gửi tới du khách những thông điệp bảo vệ môi trường, bảo tồn giá trị văn hóa cổ. Chính sự đồng cảm của nhiều người, nhất là các bạn trẻ khi đến đây, đã là động lực không nhỏ để chúng tôi nỗ lực từng ngày, từng giờ tiếp nối những điều tốt đẹp đó” - ông Văn Tuấn Anh, người sáng lập Khu du lịch Làng Cù Lần, khẳng định.

Trong những năm gần đây, ngành du lịch và dịch vụ của huyện Lạc Dương đã có sự phát triển cả về mạng lưới, thu hút lượng khách và doanh thu. Mạng lưới các cơ sở du lịch được mở rộng; cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng phục vụ du lịch được đầu tư nâng cấp, sản phẩm du lịch ngày một đa dạng, chất lượng phục vụ ngày càng được nâng lên, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tham quan và trải nghiệm các sản phẩm du lịch của du khách trong và ngoài nước.

Môi trường du lịch trên địa bàn huyện Lạc Dương ngày càng được cải thiện, tình hình an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại các khu du lịch được đảm bảo. Tốc độ tăng trưởng chung của ngành du lịch, dịch vụ hàng năm đều tăng, trong giai đoạn 2017 - 2020, huyện Lạc Dương đã thu hút được hơn 9 triệu lượt khách với gần 5,8 triệu lượt khách thông qua các hoạt động có thu vé (trong đó khách quốc tế khoảng 80.000 lượt), còn lại là khách không qua các hoạt động thu vé như: giao lưu văn hóa cồng chiêng, tham quan du lịch canh nông. Tổng doanh thu đạt hơn 395 tỉ đồng; số lượng khách tăng bình quân 11,4%/năm; doanh thu tăng bình quân 13,7%/năm.

Chiều ngày 16-4, Báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng UBND huyện Lạc Dương và Tập đoàn Charm thực hiện buổi talkshow - tọa đàm với chủ đề "Tiềm năng vùng đất Lạc Dương" tại tòa soạn Báo Tuổi Trẻ.

Chương trình nhằm giới thiệu những thế mạnh của huyện Lạc Dương trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và du lịch, dịch vụ, để từ đó kết nối, phát triển thị trường tại TP.HCM và tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp của huyện Lạc Dương quảng bá các sản phẩm thế mạnh của địa phương đến các thị trường ngoài tỉnh.

Bên cạnh đó, huyện có mong muốn giới thiệu về tiềm năng đầu tư, mời gọi đầu tư, quy hoạch tương lai của huyện Lạc Dương về các lĩnh vực du lịch, nông nghiệp chất lượng cao…

VĂN BÌNH - NGUYÊN HẰNG

Nguồn: dulich.tuoitre.vn

Lượt xem: 4.441
Liên quan
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006458951
  •  Đang online: 52
  •  Trong tuần: 29.808
  •  Trong tháng: 138.864
  •  Trong năm: 138.864