NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO VÀ SỨC CHIẾN ĐẤU CỦA ĐẢNG BỘ; PHÁT HUY SỨC MẠNH KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN; GIỮ VỮNG QUỐC PHÒNG - AN NINH; ĐẨY MẠNH ĐỔI MỚI, SÁNG TẠO; QUYẾT TÂM XÂY DỰNG LẠC DƯƠNG TRỞ THÀNH HUYỆN PHÁT TRIỂN KHÁ CỦA TỈNH!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THỊ VĂN MINH!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA!                                  ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN HUYỆN LẠC DƯƠNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN LẠC DƯƠNG LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2020 - 2025!                                 HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG, ĐẠO ĐỨC, PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH LÀ CƠ HỘI ĐỂ MỖI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN TỰ TU DƯỠNG, RÈN LUYỆN NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG!                                  TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU, ĐÔ THI VĂN MINH!                                  QUYẾT TÂM TẬN DỤNG THỜI CƠ, VƯỢT QUA THÁCH THỨC, THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII CỦA ĐẢNG!
Lạc Dương: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp In trang
16/11/2022 08:33 SA

Bên cạnh việc phát triển nông nghiệp với nhiều khởi sắc nhất định, hiện, huyện Lạc Dương đang tập trung nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn.

Rượu phúc bồn tử - một sản phẩm mới đặc trưng của huyện Lạc Dương
Rượu phúc bồn tử - một sản phẩm mới đặc trưng của huyện Lạc Dương

Ghi nhận tại huyện Lạc Dương, hơn 10 năm qua tốc độ phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của địa phương này đã có bước chuyển biến tích cực, tiếp tục tạo điều kiện để phát triển ngành Công nghiệp có lợi thế tại địa phương (chủ yếu là thủy điện). Theo đó, tốc độ tăng trưởng hằng năm của ngành Công nghiệp - Xây dựng là 21,34%/năm; sản xuất và phân phối điện tăng bình quân 20,84%. Tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát triển, tập trung vào các ngành nghề như: sản xuất rượu, mỹ nghệ... phục vụ khách du lịch, góp phần bảo tồn và phát huy các ngành nghề truyền thống, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận người dân.

Theo thống kê của địa phương này, trong giai đoạn 2016 - 2020, đã thu hút được 1,067 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho hạ tầng năng lượng và 302 tỷ đồng vốn ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư xây dựng thêm nhà máy thủy điện Đạ Sar, góp phần đảm bảo cung cấp đủ điện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của Nhân dân trên địa bàn huyện. Đồng thời, tiếp tục duy trì 2 làng nghề truyền thống đã được UBND tỉnh công nhận: Làng nghề rượu cần bon Lang Biang và Làng nghề dệt thổ cẩm thôn B’ Nơr C.

Tuy nhiên, việc công nghiệp chưa có những bước phát triển nhất định dẫn tới việc huyện Lạc Dương gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư các dự án. Làng nghề truyền thống chưa được đầu tư phát triển, thị trường tiêu thụ sản phẩm hạn chế, sản phẩm truyền thống chưa đa dạng và khó cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường.

Trên cơ sở nhìn nhận rõ những vấn đề đang đặt ra, huyện Lạc Dương xác định mục tiêu: Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, nâng cao tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Thu hút đầu tư phát triển hạ tầng cụm công nghiệp để khai thác có hiệu quả diện tích đất quy hoạch cho công nghiệp. Phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp có tiềm năng và lợi thế của địa phương, đảm bảo môi trường sinh thái và phát triển bền vững. Ưu tiên phát triển những ngành nghề với sản phẩm có giá trị gia tăng cao; áp dụng công nghệ hiện đại, làm động lực phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện.

Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn huyện thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện các chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản, dược liệu tại địa phương. Đặc biệt, từ tháng 5/2021, Huyện ủy Lạc Dương đã ban bành Nghị quyết Thu hút đầu tư công nghiệp chế biến nông sản, dược liệu trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 - 2025. Huyện Lạc Dương cũng đã huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng cụm công nghiệp tại Tiểu khu 95, 97, xã Đạ Nhim.

Hiện, Lạc Dương đang tiếp tục thực hiện tốt các chính sách về thu hút đầu tư để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án. Địa phương cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc liên kết với người nông dân xây dựng các vùng nguyên liệu. Đồng thời tăng cường kết nối giữa các ngân hàng với các doanh nghiệp, hợp tác xã với người dân; đẩy mạnh thực hiện liên kết “bốn nhà” theo chuỗi giá trị sản phẩm, gắn với phát triển vùng nguyên liệu tập trung thông qua hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ nông sản; tăng cường công tác phối hợp để quảng bá các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, có lợi thế của địa phương…

Ngoài ra, huyện Lạc Dương cũng đang tập trung nguồn lực đầu tư Cụm công nghiệp Lạc Dương nhằm thu hút đầu tư công nghiệp chế biến nông sản, dược liệu, từ đó nâng cao giá trị hàng hóa và nâng cao thu nhập cho người dân. Đồng thời, tiếp tục duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, đậm đà bản sắc dân tộc hiện có và phát triển những ngành nghề mới. Trong đó, khuyến khích hình thành, mở rộng mô hình phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với du lịch. Kết hợp, lồng ghép Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới với Chương trình quốc gia Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp nông thôn, tiếp tục tổ chức đánh giá và công nhận sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu nhằm phát huy thế mạnh về sản phẩm, vùng nguyên liệu và lao động địa phương.

Việc phát triển các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp đã lan toả vào đời sống người dân trên địa bàn. Mô hình áp dụng các công nghệ hiện đại để chế biến rượu vang, mứt, trà… từ phúc bồn tử của gia đình ông Nguyễn Văn Hà, ngụ tổ Đăng Gia Rít B (thị trấn Lạc Dương) là một điển hình. Ông Nguyễn Văn Hà đã thành lập Công ty TNHH Dâu rừng Langbian.F và liên kết với người dân địa phương sản xuất phúc bồn tử hữu cơ, đáp ứng nguồn nguyên liệu cho việc chế biến rượu vang và các sản phẩm khác. “Tôi đang thực hiện việc nâng cao giá trị sản phẩm và xây dựng sản phẩm đặc trưng vùng du lịch LangBiang”, ông Hà cho biết. UBND huyện Lạc Dương đã hoàn thiện các hồ sơ liên quan để bình chọn sản phẩm rượu vang, mứt, trà từ phúc bồn tử của gia đình ông Nguyễn Văn Hà là sản phẩm tiêu biểu của địa phương.

Để đạt được mục tiêu đề ra, hiện huyện Lạc Dương đang thực hiện tập trung phát triển công nghiệp chế biến gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Việc huyện Lạc Dương đang nỗ lực thực hiện cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển công nghiệp; đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa học - công nghệ trong hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; nâng cao chất lượng, phát triển nguồn nhân lực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực; phát huy vai trò các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội… đã từng bước tạo nền móng vững chắc cho mục tiêu phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của địa phương trong thời gian tới.

NGỌC NGÀ

Nguồn: baolamdong.vn

Lượt xem: 846
Liên quan
Liên kết website

Thống kê truy cập
  • 006429766
  •  Đang online: 44
  •  Trong tuần: 623
  •  Trong tháng: 109.679
  •  Trong năm: 109.679